ai có cách nhổ ic đổ keo hiệu quả vô đây cho anh em xem nhé
ai có cách nhổ ic đổ keo hiệu quả vô đây cho anh em xem nhé
Last edited by trankhacthanh; 05-07-2010 at 10:45.
hiên giơ thì co' kai dung dch pha keo ui chi kan cho mot it len keo sau co kho nong no tu ra keo ah mua ma` xai hihih
cảnh cáo viết tiếng việt có dấu!
Last edited by NGUYÊNQNGAI; 05-07-2010 at 11:17.
chút ít kinh nghiêm ae 4r đừng cười
Cách nhổ IC keo.
Vì sao nhà sản xuất phải đổ keo :
- Một là tạo thành một màn chắn đề phòng các tác động điện trường do người sửa chữa vô ý chạm vào dễ gây “sốc” tĩnh điện làm hỏng MOSFET tập trung chủ yếu trong CPU và Flash …
- Hai là để chống hơi nước chui vào ngưng đọng trong gầm IC làm ngắn mạch dẫn gây rối loạn tín hiệu xoay chiều, làm ngắn mạch điện một chiều- nếu nhẹ thì máy bị treo, nặng thì bị chập, gây nguy hiểm cho các linh kiện lân cận.
- Ba là tạo thành chất liên kết gắn chặt linh kiện với main giúp chúng không rung khi bị chấn động mạnh, nhờ vậy mà các mối hàn không bị bong gây sự cố hệ thống mạch. Tất nhiên đây chỉ là tác dụng thứ yếu.
Như vậy người ta chỉ đổ keo phòng vệ cho những IC hoặc vùng nhạy cảm với trường tĩnh điện dễ gây rối loạn hệ thống , mà trong ĐTDĐ thì đầu mối của hệ thống điều khiển chính là CPU, bởi vậy người ta chỉ cần bảo an cho khu vực này là đủ an toàn.
Nhược điểm của keo là dẫn nhiệt rất kém khi đã bão hòa, độ thẩm thấu cao nên bám dính chặt, tiết diện các mạch in lại nhỏ, lực bám bề mặt thấp nên keo dễ trở thành tác nhân làm đứt mạch, thậm chí nhiệt độ môi trường thay đổi làm keo dãn nở đột ngột cũng đủ lực làm các mạch in này bị đứt.
Tùy hãng sản xuất người ta sử dụng các loại keo khác nhau và chúng đều là những hợp chất chống oxi hoá cao, thường là epoxi được hoá hợp bằng công thức ức chế bão hoà. Keo này khi còn mềm dẫn nhiệt tốt hơn, nhưng máy đã cũ thì nó vẫn bị “lão hoá”, trở nên “cứng” và bởi vậy chúng càng lì lợm hơn với nhiệt - khác với NOKIA, ngay từ khi xuất xưởng keo đã được bão hòa “cứng”. Riêng keo gắn trên MOTOROLA có gốc là Polime giống như keo “502” bán trên thị trường, có vẻ “dắn” nhưng lại dễ cạy hơn các loại trên .
Trước khi quyết định “cạy keo” nhất thiết ta phải thám sát “độ” cứng của keo, nếu chúng đã cứng thì xác xuất rủi do rất cao:Ta dùng kim ấn nhẹ trên lớp keo, nếu thấy kim xuyên được vào trong keo thì keo còn mềm; ngược lại thì keo đã bị “già”. Ta phải thật cẩn thận vì đang phải đối mặt với rủi do cao. Hơn nữa hầu hết keo đổ trên điện thoại đều có cấu trúc mạng phân tử có tính hiệu ứng nhiệt - nhiệt tác dụng vào keo càng tăng; thời gian nhiệt tác dụng càng lâu- sau khi nguội nó càng cứng và càng “lì”- nếu chúng ta xử trí không đúng và nhanh trong lần đầu thì càng về sau càng khó khăn hơn.
Vì sao ta phải “cạy” keo:
- Một, keo là loại vật liệu tạo ra môi trường dẫn nhiệt chậm, khối lượng càng lớn dẫn nhiệt càng hạn chế, vậy phải làm cho môi trường này thay đổi để dẫn nhiệt tốt hơn bằng cách phải cạy bớt chúng ra để giảm bớt khối lượng, tạo điều kiện cho nhiệt tác động nhanh vào mối hàn trong gầm IC. Tránh được nguy cơ các linh kiện trong IC phải chịu lưu nhiệt lâu hơn làm cho cấu trúc bên trong IC bị”om”, sinh ra dò rỉ, thậm chí bị chập
- Hai, do keo là chất bám dính chặt, nên phải phá vỡ cấu trúc của chúng để khi nhấc IC ra thì keo không còn đủ “lực” kéo đứt mạch in.
Thực chất việc cạy keo là ta loại bớt khối lượng keo để tăng nhanh thời gian dẫn nhiệt vào chân IC, tránh nguy cơ IC bị chết và đứt mạch in.
Quá trình cạy keo phải diễn ra làm 2 bước:
Bước1 là dùng mỏ hàn để “dọn” keo xung quanh IC :
Đây là bước mở đầu quan trọng nếu bạn không chịu khó rèn luyện kỹ năng thì thường hay làm đứt mạch in ngay trong bước 1 này. Kỹ năng đó là phải định được lực tác động lên lớp keo: Nếu “dũi” quá mạnh mũi mỏ hàn sẽ “bập” vào mạch in làm đứt chúng; nếu quá nhẹ không đủ lực cho mũi mỏ hàn chui vào bên trong lớp keo, kết quả là không những không cạy được keo lên mà nhiệt mỏ hàn còn “tôi” cho keo cứng thêm.
Để hạn chế rủi ro trên, trước hết ta phải chắc chắn mỏ hàn “dũi” keo đã được sửa “tù” đầu và tuyệt đối không có cạnh sắc. Nhiệt độ để mỏ hàn có thể làm “vỡ” keo thường phải cao hơn mức hàn bình thường. Trước khi thao tác nhất thiết phải gá main thật chắc chắn , chọn góc nghiêng mỏ hàn thích hợp, hành động phải chậm dãi và tự tin, đường “dũi” phải bám, tránh trơn trượt rất nguy hiểm.
Dũi bỏ tuần tự từ ngoài vào trong từng “vòng” một cho keo “trồi” lên từng lớp mỏng, đủ để quan sát rõ mạch in thì dừng lại vệ sinh sạch vết cạy, quá trình cạy không được nóng vội tham “bóc” mảng lớn.
Khi sát “gờ” IC thì dùng kim tạo rãnh hướng nhiệt và chuyển sang bước 2 là lấy IC ra khỏi main:
Bạn dùng mỏ khò giảm nhiệt và gió tới mức đủ làm nóng già main ( thường tại điểm tiếp cận có nhiệt độ ~ 100 độ C ) vát đầu khò nghiêng xung quanh cạnh IC- Đây là giai đoạn khò ủ nhiệt, bạn không được khò trực tiếp lên “mặt” IC, cứ đảo đều khò như vậy cho đến khi cảm thấy IC nóng già thì bạn tăng nhiệt và gió lên bằng nhiệt độ khò thông dụng - tiếp tục khò xung quanh IC đến khi cảm thấy keo “sủi” lên, đảo nhanh mỏ khò và khò tròn đều trên mặt – từ từ dùng “panh” nghiêng IC và lùa nhanh nhiệt vào gầm rồi lại từ từ “gắp” IC ra ngoài. Mọi sự thành bại là nằm trong thời điểm “từ từ” này, mọi sự nóng vội và thiếu tinh tế đều có thể làm đứt hàng loạt chân IC và mạch in dưới gầm, tất nhiên việc câu lại nó đều tiềm ẩn một loạt rủi ro kế tiếp và thường được kết thúc bằng hiện tượng không bật lên nguồn.
tạo trạng thái thoải mái khi làm việc là một thủ pháp tâm lý mà bất cứ người thợ kỹ thuật nào cũng phải rèn luyện. Trước hết ta phải xác định được loại IC phải xử lý có bán sẵn trên thị trường không, tiếp đó ta phải đàm phán với khách hàng cùng chia sẻ rủi ro và đặc biệt là họ cảm nhận và thông cảm được với năng lực kỹ thuật của ta. Nếu mọi chuyên suông sẻ thì tự nó sẽ tạo cho ta nội tâm thoải mái, nếu ngược lại- phải dứt khoát từ chối sửa chữa. Hám lợi và sĩ diện trong trường hợp này thì chỉ làm tổn thương đến uy tín và kinh tế của chính ta.
Cụ thể trong trường hợp trên, nếu đã mua được IC thì ta yên tâm và nếu có khò quá nhiệt, ta vẫn sẵn có IC để thay thế. Vấn đề còn lại là chọn giải pháp cạy, ở
đây nên chọn giải pháp bảo toàn main, có nghĩa là khò thật nóng IC, đến mức keo hoá lỏng để dễ nhấc IC ra, tránh được tình trạng thiếc và keo bị”sống” kéo cả mạch in lên. Tuyệt đối tránh tâm lý vừa cạy vừa sợ.
Vậy ta sợ những gì:
- Sợ quá nhiệt và khò lâu, khò nhiều lần làm IC bị chết.
- Sợ keo còn sống, gắp IC ra sẽ làm đứt mạch in.
- Sợ nếu IC chết liệu có mà mua không.
- Sợ nếu mạch in đứt thì có câu được không..
Và vân vân những cái sợ viển vông khác ám ảnh người thợ. Vậy thì ta phải đẩy tất cả các cái sợ này ra khỏi “tư duy” . Kinh nghiệm của tôi là: Ta càng sợ thì tay chân càng lóng ngóng càng gặp rủi ro cao-và phải rèn luyên thói quen “Sợ làm mắc nợ”- Muốn vậy chỉ có con đường duy nhất đúng là không ngừng rèn luyện kỹ năng để kiểm soát tốt hành vi bằng cảm nhận đúng. Và bởi vậy cách cạy keo an toàn nhất là không ngừng luyện bàn tay cho dẻo, luyện tư duy bền bỉ để có những thao tác chuẩn xác kịp thời khi lấy IC ra. Các cụ dạy “Nhất nghệ tinh” chính là vậy.
Trong trường hợp ngược lại ta nên đàm phán với khách hàng với thái độ thiện chí.
DTDD&MVT DUY HOA
0979 193 779 - 097 888 38 15 - 0500 65 61 178
quhungmobile (17-05-2011)
làm xác nhiều là nhổ ngon ngay ấy mà.tự mình rút kinh nghiệm ra thôi.
quhungmobile (17-05-2011)
Hiện có 1 người đang xem bài này . Bao gồm : 0 thành viên và 1 khách