2 sơ đồ đó cũng chưa nói lên điều gi các pro oi. em chi cần bít con tụ màu đen đó chân bên trái ,gan quận đèn trước đó, nó ăn ra đâu, để em từ đó câu thẳng vào chân tụ. mong a e jup e vụ này với
2 sơ đồ đó cũng chưa nói lên điều gi các pro oi. em chi cần bít con tụ màu đen đó chân bên trái ,gan quận đèn trước đó, nó ăn ra đâu, để em từ đó câu thẳng vào chân tụ. mong a e jup e vụ này với
cau con tu do la ok ma`
sao ko lấy sơ đồ ra ma xem trời
nhưng câu chân tụ đó ra đâu hả anh? chỉ cho e với kẻo e lại pải đền
mình củng có một cây 1110 ban đầu máy có đèn bình thường nhưng bị chạm sáng đèn bàn phím hoài luôn, mình đem vệ sinh thấy không hết nên thay con diot 3 chân thay mấy con tụ luôn thay xong nó cũng có đèn nhưng khi đèn bàn phím tắt bấm thí không lên đèn mình thay luôn cuộn dây và ic kết quả cuối cùng không lên đèn luôn chổ con điot 3 chân mất một chân phía dưới mong anh em ngâm cứu tiếp dùm thank
mấy bác này lười quá!!! sửa điện thoại thì phải biết căn bản 1 chút .từ đó mình có thể tự tìm tòi bằng cách tự kiểm tra. ko rùi mang SIMA ra mà dò sẽ biết con đó là con gì và nó đi đâu mà. bệnh đèn DCT4 là fan tương đối dễ, mạch điện đơn giản mà các bạn. cố lên nhé!
nói thêm là cái con tụ màu đen mà bác kêu gào ko biết nó đi đâu ý là con điện trở 3.4ôm đi từ cuộn dây vào qua con trở này rùi vô thẳng IC đèn cấp Vbat cho IC .đấu tăt nó lại cũng ok
Phân tích pan "Đèn sáng mãi không tắt"
________________________________________
bài này sưu tầm của bác NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC MẠNH
Gần đây thấy nhiều anh em than phiền về bệnh này, nhiều người làm được, nhiều người không. Anh em tham gia, chia sẻ, cũng chỉ có rất ít người chỉ đúng hướng, đúng nguyên lý (Mới phải xóa mấy bài, chỉ trỏ lung tung, sai nghiêm trọng, VD như thay con LED bàn phím...). Bản thân là 1 bậc thày về Điện tử - Mobile, lý thuyết cơ bản, nguyên lý mạch điện... và cũng đồng thời là 1 người thợ cầm khò 31 days/ Tháng (Trừ tháng thiếu, và hôm nào cầm... Ly, Chai, hay... Xỉn... từ đêm hôm trước ) nên hôm nay cố ngồi gõ cho nó đầu đuôi, cơ bản 1 chút về bệnh này, trên các dòng máy nói chung, và dòng main 1110i. 1600,... nói riêng! Xin phân tích ngay trên main 1110i luôn, (cho đỡ "Lạc chủ đề", các mod ban chết! ) Hy vọng giúp các bạn mới vào nghề, không có điều kiện đi học cơ bản, hoặc đi học, nhưng... Hay trốn học! có điều kiện hiểu thật sâu, thật chắc về mạch này.
Về mạch đèn chiếu sáng LCD, Keypad (Thuộc khối UI - User Interface) của 1110i, bao gồm chủ yếu các linh kiện sau:
- N2400 là IC tạo dao động, Swiching và tích hợp cả bộ nắn 1 chiều trong nó (với nhiều máy Nokia đời cũ, Diode nắn 1 chiều không nằm trong IC đèn, mà mắc ngoài)
- L2400 là cuộn dây, dạng biến áp rung, kết hợp với mạch Swiching trong N2400 để tạo tăng áp cho hệ thống Led chiếu sáng (Với dòng máy này, mạch gồm 3 Led mắc nối tiếp, 1 trên vỉ phím, và 2 led trên LCD)
- V2401 là Transitor Contact, làm việc như 1 Contact điện tử, đóng, cắt áp active cho N2400 hoạt động (Enable) hoặc nghỉ (Disable)
- C2400 Tụ lọc tăng áp (7,5v theo lý thuyết)
- R2400 Điện trở thoát mass cho mạch Led (Toàn bộ dòng tiêu thụ trên cả 3 led sẽ đổ qua R này, về GND)
Sơ lược về nguyên lý hoạt động của mạch như sau: (Chỉ phân tích theo cách dễ hiểu, không đề cập dạng xung, tần số đóng cắt... trong IC đèn N2400)
Khi mở nguồn, hoặc đang ở chế độ chờ mà 1 key được bấm (Không khoá Phím) hoặc có cuộc gọi, tin nhắn tới, cắm xạc... tại chân J2 (KDLight) của D2200 (UEM) có mức áp Hight. Áp này được đưa tới chân B của V2401 (Transtor Contact) khiến transtor này dẫn. Áp Vflash = 2,8v từ UEM được cấp sẵn vào chân Emiter của transitor này được nối thông qua mối nối E-C của transitor đưa tới chân A2 (ENnable) của IC đèn N2400. Tại chân C của V2401 có R2409 = 10K chống xung, dập áp dò. Khi đó, N2400 đã được cấp nguồn nuôi đầy đủ, nếu các mạch kết hợp của IC tốt => IC này hoạt động, tạo tăng áp => Nắn 1 chiều ngay trong IC ra chân C1 (Vled Out) => Được lọc phẳng bởi C2400 và cấp lên chân 6 LCD Conector (Vled+ 7,5v), dòng điện chạy qua 2 Led trong LCD, ra chân 7 của Conector, qua tiếp V2400 (Led bàn phím) và thoát mass trên R2400 sẽ khiến toàn bộ mạch đèn phát sáng, cho đến khi lệnh active trên chân J2 của UEM mất (Trở về mức Low = 0 V).
Như vậy, nếu đèn luôn sáng, chúng ta có thể nhận xét rằng:
1- Áp Active từ chân J2 của UEM luôn có (Do chạm chập với 1 đường nào đó luôn có áp trong gầm IC hay trên tuyến mạch từ J2 gầm UEM tới chân B của V2401, hoặc do chính bản thân UEM chập chân này) khiến V2401 luôn đóng
2- V2401 Chập, khiến Vflash = 2,8v luôn có tại chân A2 của N2400 => IC này luôn ở chế độ Enable => Tăng áp luôn có, do N2400 luôn chạy.
3- Bản thân N2400 có hiện tượng chập chạm chân EN khiến mạch dao động đa hài và mạch Swiching trong IC luôn hoạt động => Luôn có tăng áp trên C1 của IC.
Căn cứ vào nguyên lý hoạt động và phân tích hiện tượng trên => Cách xử lý nhanh nhất bệnh này là:
- Cách ly V2401 => Nếu hết bệnh => Hư hỏng thuộc khối Contact hoặc Active => Đo áp tại chân B của v2401 (Khi mở máy hoặc khi bấm phím) => Nếu vẫn thấy điện áp tại đây có sự đóng, ngắt (theo khoảng thời gian mà đèn sáng, tắt nếu máy bình thường) => UEM và mạch từ UEM tới B của V2401 OK => Hư hỏng do Contact (Cụ thể là transitor V2401 và mạch của nó) Ở đây, các bạn lưu ý 1 số model có thể Set thời gian sáng cho đèn màn hình => Khoảng thời gian thay đổi giữa 2 chế độ sẽ khác nhau.
Nếu áp tại chân B của v2401 luôn có, cho dù đã nhấc transitor này ra => Lệnh active từ UEM luôn có (Hỏi sao đèn nó không luôn sáng ) => Có sự chập chạm tuyến từ J2 của UEM tới B của v2401, và thường thì IC nguồn (UEM) bị chập chân khi đóng lại, hoặc Die (Chập ngay trong khối này của IC) => Quất ngược về UEM
- Nếu khi cách ly 2 khối (Tháo V2401), đèn vẫn luôn sáng => Chập do khối IC đèn, mạch tăng áp => Thường thì nhấc IC đèn ra, đo tại chân A2 là xác định được. Nếu A2 luôn có áp => Chập trên main (Ít gặp) còn nếu không có => Chập A2 ngay trong N2400 khiến A2 luôn có áp mở => Thay N2400.
Tóm lại Đèn luôn sáng (Bình thường, ko bị câu kéo) = Luôn có tăng áp (Vled Out trên C1 - N2400 hay đầu C2400) chỉ có thể do 2 trường hợp trên gây ra. Bằng phương pháp cách ly, đo đạc, chỉ trong vòng vài phút là các bạn có thể xác định chắc chắn hư hỏng do khối nào, và có hướng giải quyết chính xác, có cơ sở lý thuyết cơ bản. Còn làm như thế nào, thành công bao nhiêu % phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng, tay nghề, linh kiện, thiết bị của bạn! Và 1 phần, còn phụ thuộc vào... Khách hàng của bạn nữa Chúc các bạn ngày 1 vững vàng "tay súng", hiểu sâu hơn, làm tốt hơn, có cơ sở hơn trong nghề nghiệp!
bạn đọc cái này phân tích nó ra mà làm nhé
minh coi sao o thay ro gi het co phong to nua o ban
Hiện có 1 người đang xem bài này . Bao gồm : 0 thành viên và 1 khách