Chủ đề đã khoá
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
Kết quả 1 tới 10 của 12
  1. #1
    Thành viên kỳ cựu quảng_moto's Avatar
    Ngày tham gia
    Sep 2007
    Địa điểm
    -=[đến từ nơi đau buồn nhất của trái đất]=-
    Bài viết
    1,265
    Cám ơn !!!
    1
    Thanked 377 Times in 126 Posts

    Mặc định khái niệm về tụ điện-chức năng của tụ điện :

    * Tụ điện là gì ?
    -Tụ điện là một linh kiện quan trọng trong số 5 linh kiện của thiết bị điện tử, tụ điện không thể thiếu trong các mạch lọc, mạch dao động và mạch truyền dẫn tín hiệu xoay chiều, hiểu cấu tạo và hoạt động cũng như ứng dụng của tụ điện là điều rất cần thiết.
    - Tụ điện là một linh kiện được cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song, có tính chất cách điện một chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.

    - Tụ điện có cấu tạo cơ bản là hai bản cự kim loại đặt song song, tuỳ theo lớp cách điện ở giữa hai bản cực là gì thì tụ có tên goi tương ứng .VD : Lớp cách điện là không khí ta có tụ không khí, là giấy ta có tụ giấy, là gốm cho ta tụ gốm hoặc là lớp hoá chất thì cho ta tụ hoá .

    - Có hai loại tụ chính là tụ giấy, tụ gốm và tụ hoá . Tụ giấy và tụ gốm là các tụ không phân cực và có trị số nhỏ < 470 NanoFara, còn tụ hoá thường có trị số lớn từ 0,47 Micro Fara đến hàng nghìn Micro Fara và tụ hoá có phân cực âm dương.

    Đơn vị của tụ điện
    - Đơn vị của tụ điện là Fara, 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như
    + P(Pico Fara) 1 Pico = 1/1000.000.000.000 Fara
    + N(Nano Fara) 1 Nano = 1/1000.000.000 Fara
    + MicroFarra 1 Micro = 1/1000.000 Fara

    => 1 Micro = 1000 Nano = 1000.000 Pico.

    * Trị số tụ điện được ghi
    + Tụ hoá ( là tụ có hình trụ ) trị số được ghi trực tiếp trên thân . VD : 10 Micro, 100 Micro , 470 micro vv...

    + Tụ giấy và tụ gốm ( hình dẹt ) trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số VD : 103J, 223K, 471J vv... Trong đó ba số đầu ký hiệu cho giá trị , chữ J hoặc K ở cuối kà ký hiệu cho sai số .

    * Cách đọc trị số tụ giấy và tụ gốm
    + Cách đọc như sau : hai số đầu giữ nguyên , số thứ 3 tương ứng với số con số 0 thêm vào sau và lấy đơn vị là Pico
    VD: 103J sẽ là 10000 pico = 10 Nano hoặc 471K sẽ là 470 Pico

    + Có một cách ký hiệu khác VD .01J, .22K, nếu ký hiệu như vậy thì lấy đơn vị là Micro : .01J nghĩa là 0,01 Micro = 10 Nano, .022K là 0,022 Micro = 22 Nano

    * Trị số điện áp ghi trên tụ
    + Sau trị số điện dung bao giờ cũng có giá trị điện áp, điện áp ghi trên tụ chính là điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được, vượt qua giá trị này thì lớp cách điện sẽ bị đánh thủng , trong thực tế ta phải lắp tụ có trị số điện áp cao gấp khoảng 1,5 lần điện áp của mạch điện. sau đây là một số mạch điện và giá trị điện áp của tụ lọc tương ứng .

    Điện áp của mạch Điện áp của tụ
    5V 10V
    12V 16V
    18V 25V
    24V 35V
    40V-70V 100V
    110V 160V
    180V 250V
    300V 400V


    + Với điện áp một chiều thì tụ hoàn toàn cách điện vì áp một chiều có tần số F = 0 Hz mà Dung kháng của tụ lại phụ thuộc vào tần số theo công thức Zc = 1/ ( 2 x 3,14 x F x C ) khi tần số F = 0 Hz thì dung kháng Zc = vô cùng, do đó tụ không dẫn điện một chiều .

    * Tụ điện có cho điện áp xoay chiều đi qua không, và đi qua như thế nào ?
    + Tụ điện cho điện áp xoay chiều đi qua vì điện áp xoay chiều có tần số > 0 do đó dung kháng của tụ < vô cùng, khi đó tụ dẫn điện như một điện trở (nhưng tụ không tiêu thụ công xuất như điện trở ). tần số điện xoay chiều càng cao hoặc điện dung tụ càng lớn thì Zc (dung kháng) càng nhỏ và điện áp đi qua tụ càng dễ dàng.

    * Tại sao điện áp xoay chiều lại đi qua được tụ ?
    + Thực ra không có điện tử (e ) nào đi qua hai bản tụ cả, tụ dẫn điện xoay chiều là vì tính chất phóng nạp của tụ điện. khi điện áp bên ngoài lớn hơn điện áp giữa hai bản cực thì tụ nạp điện và ngược lai khi điện áp bên ngoài nhỏ hơn thì tụ phóng điện , điện áp xoay chiều liên tục đổi chiều do đó tụ cũng liên tục phóng nạp và trở thành dẫn điện .

  2. ( quảng_moto ) đã được 8 thành viên cám ơn vì bài viết hữu ích!

    binwin84 (25-10-2013), bluewind18887 (01-06-2008), doilathe87 (18-12-2012), firmware_bac_ninh (20-04-2014), nguyenphuocthien (25-02-2013), symobile (01-06-2009), thegioiao (27-09-2008), tranthaicantho (13-10-2011)

  3. #2
    Thành viên kỳ cựu quảng_moto's Avatar
    Ngày tham gia
    Sep 2007
    Địa điểm
    -=[đến từ nơi đau buồn nhất của trái đất]=-
    Bài viết
    1,265
    Cám ơn !!!
    1
    Thanked 377 Times in 126 Posts

    Mặc định

    * Ứng dụng của tụ điện
    + Tụ điện có các ứng dụng chính như sau :
    - Cho điện áp xoay chiều đi qua và ngăn điện áp một chiều lại, do đó tụ được sử dụng để truyền tín hiệu giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch về điện áp một chiều.
    - Loc điện áp xoay chiều sau khi đã được chỉnh lưu ( loại bỏ pha âm ) thành điện áp một chiều bằng phẳng . đó là nguyên lý của các tụ lọc nguồn .
    - Với điện AC ( xoay chiều ) thì tụ dẫn điện còn với điện DC( một chiều ) thì tụ lại trở thành tụ lọc .

    * Tụ giấy, gốm và tụ hoá có ứng dụng giống nhau không ?
    + Cùng là tụ thì đều có tính chất dẫn điện xoay chiều và lọc phẳng điện áp một chiều, tuy nhiên tụ giấy và tụ gốm (trị số nhỏ) thường lắp trong các mạch cao tần còn tụ hoá (trị số lớn) thường lắp trong các mạch âm tần hoăc lọc nguồn điện có tần số thấp .
    dành cho anh em nào mới vào nghề thì hãy tham khảo qua nha .

  4. ( quảng_moto ) đã được 4 thành viên cám ơn vì bài viết hữu ích!

    binwin84 (25-10-2013), bluewind18887 (01-06-2008), firmware_bac_ninh (20-04-2014), nguyenphuocthien (25-02-2013)

  5. #3
    Thành viên mới NGOCCUONG_MOBILE6868's Avatar
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    7
    Cám ơn !!!
    3
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Post

    cảm ơn anh nhiều.bài này hay wa em mới vào nghề nên rất co ich cho e nêu a có tài liệu về các phần nhận biết các ic và mạch thì giup em với nhe

  6. #4
    Thành viên chính thức hoangem's Avatar
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Bài viết
    53
    Cám ơn !!!
    30
    Thanked 3 Times in 3 Posts

    Mặc định

    thanks very much

  7. #5
    Thành viên kỳ cựu kldmobile_pc_2010's Avatar
    Ngày tham gia
    Oct 2007
    Địa điểm
    Quê Lụa
    Bài viết
    910
    Cám ơn !!!
    56
    Thanked 179 Times in 106 Posts

    Mặc định

    cái nì giành cho mấy ông chuyên tivi, đài điện.... mà
    Y!M & Sky: kldmobile_pc --> Blog: http://www.yume.vn/kldmobile_pc

  8. #6
    Thành viên mới monster82's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2008
    Bài viết
    3
    Cám ơn !!!
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Mặc định

    đọc cái nì xong xỉu luôn hic hic

  9. #7
    Thành viên mới cunk0n095's Avatar
    Ngày tham gia
    Dec 2011
    Bài viết
    1
    Cám ơn !!!
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Mặc định

    Mấy bác cho hỏi .dùng tụ nào để loại bỏ điện cao và cho điện áp thấp đi qua vậy

  10. #8
    Thành viên mới GreenOceanGroup's Avatar
    Ngày tham gia
    Dec 2009
    Bài viết
    11
    Cám ơn !!!
    13
    Thanked 7 Times in 7 Posts

    Mặc định

    Ths nào, hay quá đi.
    G.O.G Uy tín làm nên thương hiệu !
    Hotline: 0982 33 44 59

  11. #9
    Thành viên tích cực quang_hhbg's Avatar
    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Địa điểm
    bắc giang
    Bài viết
    447
    Cám ơn !!!
    67
    Thanked 132 Times in 95 Posts

    Mặc định

    khó hiểu quá...........
    quang_hhbg
    01686381111

  12. #10
    Thành viên chính thức HiepMobile1981's Avatar
    Ngày tham gia
    Dec 2011
    Bài viết
    236
    Cám ơn !!!
    217
    Thanked 54 Times in 47 Posts

    Mặc định

    1- Điện trở (R)
    Ký hiệu, đơn vị
    - Trên các sơ đồ nguyên lý, điện trở có ký hiệu là R , ví dụ R6034...
    - Đơn vị của điện trở là ôm (Ω) , và có các bội số là KΩ, MΩ
    1KΩ = 1000 Ω
    1MΩ = 1000.000 Ω = 1000 K Ω
    Hình dáng của điện trở trên vỉ máy điện thoại

    - Hình dáng: điện trở có thân mầu đen, hai đầu mầu sáng của thiếc kim loại
    Chức năng của điện trở trên mạch Hạn chế và giảm thế
    - Điện trở có tác dụng hạn chế dòng điện đi qua một phụ tải tiêu thụ
    - Tạo ra một điện áp theo ý muốn khi đấu các điện trở mắc nối tiếp thành cầu phân áp
    - Dẫn điện hoặc dẫn tín hiệu đi qua và điều chỉnh được dòng điện qua mạch theo ý muốn khi thay đổi trị số R
    Phương pháp kiểm tra điện trở trên mạch
    - Để đo điện trở trước hết bạn cần biết hoặc dự đoán được giá trị gần đúng của điện trở là bao nhiêu.
    Ví dụ: Các điện trở nối tiếp trên đường cấp nguồn thì thường có giá trị ôm (Ω) nhỏ và công suất lớn (công suất tỷ lệ với kích cỡ của điện trở)
    - Nếu bạn không đoán được, bạn cần đối chiếu linh kiện trên vỉ máy sang sơ đồ vị trí để biết đó là R bao nhiêu? từ đó đối chiếu sang sơ đồ nguyên lý để biết giá trị ôm (Ω) của điện trở

    Đối chiếu từ vỉ máy thực tế sang sơ đồ vị trí để biết tên điện trở là R bao nhiêu ?
    Sau đó tra trên sơ đồ nguyên lý để biết giá trị của điện trở là bao nhiêu ?
    Đo vào hai đầu điện trở xem giá trị là bao nhiêu, nếu giá trị đo được mà lớn hơn trị số của điện trở thì R bị đứt, nếu nhỏ hơn hoặc bằng là bình thường, nhỏ hơn là do có trở
    2 - Tụ điện (C)
    Ký hiệu và đơn vị :
    - Trên sơ đồ nguyên lý, tụ điện có ký hiệu là chữ C, ví dụ C7728
    - Đơn vị của tụ điện là Fara, trong thực tế 1 Fara có giá trị rất lớn lên người ta thường lấy giá trị Pico Fara, Nano Fara hay Micro Fara để ghi trị số cho tụ .
    - 1µ Fara = 10-6 Fara
    - 1nF = 10-3 µ F = 10-9 F
    - 1pF = 10-3 nF = 10-6 µ F = 10-12 F
    - 1µ F = 1000 nF = 1000.000 pF
    Hình dáng của tụ điện trên vỉ máy điện thoại

    - Hình dáng: tụ điện có thân mầu nâu, hai đầu mầu sáng của thiếc kim loại. Tụ lọc V.BAT có kích thước lớn, thường có mầu vàng hoặc màu xám xanh (như hình)
    - Tụ có trị số điện dung càng lớn thì kích thước càng to
    Chức năng của tụ điện trên mạch
    Tụ điện có tác dụng ngăn điện áp một chiều, cho phép tín hiệu cao tần (xoay chiều) đi qua
    Lọc bỏ các tín hiệu cao tần trên các đường điện áp tần số thấp hoặc điện áp một chiều.
    Tụ trị số lớn thì được sử dụng trong các mạch lọc cho điện áp một chiều bằng phẳng
    Có 2 loại tụ điện:
    - Tụ không phân cực: Không phân biệt chiều lắp vào board
    - Tụ có phân cực: Phải lắp đúng cực đã được định sẵn
    Phương pháp kiểm tra tụ điện trên mạch
    - Các tụ điện trên điện thoại khi bình thường chúng có trở kháng bằng vô cùng (R = ∞ ) vì vậy nếu bạn kiểm tra trở kháng của tụ thấy có trở kháng thấp là biểu hiện của tụ bị dò, nếu R = 0Ω là tụ bị chập
    - Tụ điện có tỷ lệ hỏng rất ít, nhưng khi tụ đã bị hỏng thường gây ra những bệnh về chất lượng nên rất khó xác định để kiểm tra sửa chữa.
    - Để đo tụ điện, bạn để đồng hồ ở thang 1KΩ đo vào hai đầu tụ, đo hai chiều và tính theo chiều có trở kháng cao hơn, nếu tụ có trở kháng lớn là được, nếu trở kháng nhỏ thì bạn cần tháo hẳn ra khỏi mạch để đo, khi tháo ra ngoài thì trở kháng của tụ bằng vô cùng.
    3 - Cuộn dây (L)
    Ký hiệu và đơn vị :
    - Trên sơ đồ nguyên lý, cuộn dây có ký hiệu là chữ L, ví dụ L7604, L7605
    - Đơn vị của cuộn dây là Henrry
    Hình dáng của cuộn dây trên vỉ máy điện thoại

    Cuộn dây có hình giống tụ điện nhưng thường có thân mầu xanh đen, trở kháng của
    cuộn dây rất thấp chỉ khoảng 1-2Ω

    Một số cuộn dây có hình trụ quấn trên lõi Ferit như cuộn dây L401 và L230 ở hình trên
    Chức năng của cuộn dây trên mạch
    - Đối với dòng điện 1 chiều thì cuộn dây không cản điện
    - Đối với dòng điện xoay chiều nếu có tần số càng cao thì cuộn dây cản điện càng nhiều
    - Cuộn dây có tác dụng ngăn tín hiệu cao tần, cho tần số thấp đi qua, trên
    các đường nguồn, cuộn dây được kết hợp với tụ để lọc nhiễu cao tần.
    - Trong các mạch tăng áp, cuộn dây được sử dụng để tạo ra điện áp cảm ứng sau đó điện áp này
    được chỉnh lưu để lấy ra điện áp một chiều có giá trị cao hơn điện áp đầu vào
    - Tụ trị số lớn thì được sử dụng trong các mạch lọc cho điện áp một chiều bằng phẳng
    Phương pháp kiểm tra cuộn dây trên mạch
    - Các cuộn dây trên vỉ máy thường có trở kháng thấp khoảng 1 - 2 Ω vì vậy bạn chỉ cần đo trở kháng trên cuộn dây thấy có trở kháng thấp là được, nếu đo thấy trở kháng cao là cuộn dây bị đứt.
    - Đo cuộn dây bằng thang x1Ω thấy kim lên sấp sỉ = Ω (Ohm nhỏ) là bình thường, nếu kim lên
    ít là cuộn dây bị đứt (Ohm lớn)
    4 - Đi ốt - Diode (D)
    Cấu tạo gồm 1 miếng bán dẫn loại P tiếp xúc 1 miếng bán dẫn loại N
    Ký hiệụ
    - Trên các sơ đồ nguyên lý, đi ốt có ký hiệu là D hoặc V , ví dụ V402.
    Đi ốt trong mạch chỉnh lưu Điốt Zener trong mạch bảo vệ
    Hình dáng của đi ốt trên vỉ máy điện thoại

    - Hình dáng của đi ôt gần giống với điện trở, một số đi ốt có đánh dấu một đầu để phân biệt chiều âm dương
    Chức năng của đi ốt trên mạch
    - Tải dòng điện tử (+) sang (-) không cho phép đi ngược lại
    - Đi ốt có tác dụng cho điện áp đi qua theo một chiều nên chúng được sử dụng trong mạch chỉnh lưu đổi điện áp xoay chiều thành một chiều
    - Các đi ốt ổn áp (Zener) thì được sử dụng trong các mạch bảo vệ
    - Diode phát quang (Led): Là diode khi có dòng điện chạy qua nó sẽ phát sáng.
    Mạch bảo vệ SIM sử dụng một tổ hợp đi ốt Zener
    Phương pháp kiểm tra đi ốt trên mạch
    - Để đo đi ốt, bạn chỉnh đồng hồ ở thang x 1Ω đo vào hai đầu đi ốt, đảo que đo hai chiều, nếu thấy một chiều lên 2/3 thang đo, một chiều không lên hoặc chỉ lên một chút là bình thường.
    - Nếu đo hai chiều thấy kim lên hết thang đo ( R = Ω ) là đi ốt bị chập, nếu đo hai chiều kim không lên ( R = ∞ ) là đi ốt bị đứt.
    Để thang 1Ω đo hai chiều đi ốt thấy một chiều lên kim, một chiều không là bình thường
    5 - Transistor Gồm 3 miếng bán dẫn loại P và N ghép xen kẽ nhau
    Ký hiệụ
    - Trên các sơ đồ nguyên lý, Transsistor có ký hiệu là Q hoặc V , ví dụ V401
    Transistor khuếch đại đệm cho tín hiệu (En)
    Hình dáng của Transistor trên vỉ máy điện thoại

    Transistor có 3 chân là B, C, E
    Chức năng của Transistor trên mạch
    - Transistor được sử dụng để khuếch đại tín hiệu âm tần, tín hiệu cao tần hoặc được sử dụng trong các mạch số để thay đổi trạng thái logic của mạch.
    Transistor được sử dụng để thay đổi trạng thái logic của lệnh EN trước khi đưa vào IC Led_Drive
    Transistor được sử dụng để khuếch đại tín hiệu phát trước khi đưa vào IC công suất

    Phương pháp kiểm tra Transistor trên mạch
    - Để đo Transistor bạn hãy xem sơ đồ tương đương sau đây.

    * Từ sơ đồ trên bạn có thể suy ra cách đo như sau:
    - Đo từ cực B sang cực E hoặc từ cực B sang cực C giống như đo đi ốt tức là có một chiều lên kim, một chiều không lên kim (khi đo bằng thang x1Ω)
    - Đo giữa cực C và E giống như đo hai đi ốt mắc ngược chiều vì vậy cả hai chiều đo sẽ không lên kim
    đây là cách đo bạn cần đó co gì thi liên hệ chia xẽ nhé chúc thành công

Chủ đề đã khoá
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đang xem bài này . Bao gồm : 0 thành viên và 1 khách

     

Similar Threads

  1. Soft hay để tìm pinout khi xử dụng cáp đa năng( có chức năng update )
    By quangthanh in forum Tool - Soft và phần mềm free!
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 15-11-2010, 11:17
  2. cáp da năng
    By mobile99997 in forum J.A.F
    Trả lời: 22
    Bài viết cuối: 08-01-2009, 20:36
  3. tra cáp..cho cáp đa năng..?
    By Logo in forum HWK
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 30-11-2008, 22:07
  4. hỏi về cáp đa năng..?
    By Logo in forum HWK
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 24-11-2008, 22:22
  5. Cho em hỏi vấn đề về Hộp Box UFS 5 HWK Zin của em có chức năng như box khác ko.?
    By quocvienlxag in forum Phần mềm và các mã lệnh cho Nokia
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 13-11-2008, 12:09

Quyền viết bài

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của bạn
Lên đầu trang
thiet bi sua chua slim sim, heicard, sim ghep Firmware android giải pháp nhà thông minh