em mới nhận con 1208.nó bị mất sóng.bác nào có cách câu sóng cho em vơi.em đã thay cống suất.và đóng đi đóng lại vân kg có.
em mới nhận con 1208.nó bị mất sóng.bác nào có cách câu sóng cho em vơi.em đã thay cống suất.và đóng đi đóng lại vân kg có.
Phân tích khối vi xử lý của máy Nokia 1110i
1.1 - Thành phần của khối điều khiển
- CPU (D2800) - IC vi xử lý : Điều khiển hầu hết các hoạt động của máy, quá trình xử lý là quá trình CPU cho nạp phần mềm trong bộ nhớ Memory, thực thi phần mềm rồi đưa ra các lệnh điều khiển.
- Memory (D3000) - Tích hợp cả FLASH và SRAM, Memory lưu trữ toàn bộ phần mềm điều khiển và phần mềm ứng dụng của máy để cung cấp cho CPU xử lý và điều khiển máy.
- OSC (tích hợp trong IC RF) - Tạo xung Clock cung cấp cho CPU hoạt động và đồng bộ dữ liệu trong máy.
- Keypad (phím bấm) - Giúp người sử dụng nhập thông tin điều khiển máy.
Điều kiện để CPU hoạt động:
- Có đủ các điện áp khởi động VCORE và VIO
- Có xung Clock
- SRAM tốt
- Bản thân CPU tốt, không bong chân
Làm thế nào để biết CPU có hoạt động hay không ?
=> Bạn hãy dùng hộp chạy phần mềm để "Check", nếu kết quả báo "1 st Boot OK" là CPU đang chạy, nếu kết quả "Check" báo "1 st Boot Err" là CPU không hoạt động.
Điều kiện để CPU cho ra các lệnh điều khiển là gì ?
- Trước hết CPU phải hoạt động.
- CPU nạp được phần mềm trong FLASH (FLASH tốt và phần mềm không lỗi)
2 Vi xử lý điều khiển khối nguồn
Vi xử lý điều khiển khối nguồn để duy trì điện áp khởi động và mở ra các điện áp thứ cấp thông qua các đường lệnh:
- INT - Lệnh ngắt nguồn.
- CLOCK - xung Clock
- DATA - Dữ liệu số
- ENABLE - Lệnh cho phép khối nguồn hoạt động
Các lệnh mà CPU điều khiển IC nguồn
3 Vi xử lý điều khiển màn hình LCD
Màn hình LCD do CPU điều khiển trực tiếp thông qua các đường tín hiệu:
- LCD_CLK - Xung Clock cấp cho màn hình để giải mã dữ liệu Data
- LCD_SDA - Tín hiệu Data đưa dữ liệu lên màn hình
- LCD_CSX - Chọn chế độ làm việc cho màn hình
- LCD_RESETX - Lệnh Reset để khởi động và làm tươi màn hình
- Back Light - Điện áp cấp cho mạch chiếu sáng màn hình
- VIO - Nguồn cấp cho màn hình
- VFLASH1 - Nguồn cấp cho màn hình
* Nếu bị đứt một trong các đường mạch Data, Clock, Reset, VIO hoặc VFLASH1 sẽ sinh ra bệnh mất hiển thị, trắng màn hình.
* Các trường hợp như: hiển thị ra chữ nhỏ li ti, ngược chữ, hiển thị sai hoặc hiện chữ "Contact Service" là do lỗi phần mềm
4 Mạch điều khiển chiếu sáng màn hình và bàn phím
Mạch bao gồm:
- IC tăng áp N2400
- Cuộn dây tạo điện áp cảm ứng L2400
- Điện áp vào là nguồn V.BAT
Mạch do CPU điều khiển cho phép hoạt động hay không thông qua lệnh EN (Enable)
Các chân của IC:
- EN (Enable) - Chân cho phép mạch hoạt động
- IND - Chân điện áp vào
- FB (Fly Back) - Chân hồi tiếp để tự động điều chỉnh điện áp ra
- NC - Chân đấu Mass
- GND (Ground) - tiếp đất - Chân Mass
- VDD - Chân nguồn cung cấp
- VOUT - Chân điện áp ra
=> Mạch cho ra điện áp khoảng 7,5V
5 Mạch điều khiển SIM_Card
Từ CPU điều khiển SIM đi qua IC nguồn qua các đường mạch.
- SIM DAT - Trao đổi dữ liệu với SIM
- SIM CLK - Xung Clock đưa tới SIM để giải mã dữ liệu Data
- SIM RST - Lệnh khởi động SIM
- Từ IC nguồn cho ra điện áp VSIM để cấp nguồn cho SIM
Mạch bảo vệ SIM
- Thực chất mạch bảo vệ SIM là bảo vệ IC nguồn tránh các trường hợp như - Lắp ngược SIM, gắn SIM vào không hết, SIM hỏng => gây ra chập chân SIM khi đó nếu không có mạch bảo vệ thì IC nguồn có thể bị hỏng.
- Tuy nhiên khi mạch bảo vệ SIM hỏng lại là nguyên nhân gây ra bệnh máy không nhận SIM
- Mạch bảo vệ thực chất là những Đi ốt Zener chúng sẽ bị chạm chập khi điện áp đặt vào cao quá mức cho phép, gây ra bệnh máy không nhận SIM (máy báo Insert SIM hoặc No SIM v v...)
Hướng dẫn đấu tắt chíp bảo vệ SIM trên máy Nokia 1110i
Chíp bảo vệ SIM rất hay bị hỏng do người sử dụng gắn SIM vào không hết hoặc dùng SIM bị chập làm cho máy không nhận SIM, tuy nhiên để thay linh kiện này vừa không có sẵn linh kiện, vừa khó thay do chúng quá nhỏ, nhưng bạn có thể tháo bỏ và đấu tắt theo sơ đồ như sau:
- Chân đánh dấu chấm trên thân chíp bảo vệ sẽ tương ứng với chân bỏ trống ở trên mạch in
xem ảnh bên dưới
6 Hệ thống phím bấm
Mỗi phím bấm là sự giao nhau giữa hàng và cột, khi ta bấm một phím thì sẽ chập từ một hàng vào một cột
- Nếu mất tác dụng của một phím thì thường do bản thân phím đó không tiếp xúc
- Nếu đứt mạch thì thường bị mất một dãy phím theo chiều ngang hoặc chiều dọc không có tác dụng
- Bộ lọc bàn phím có tác dụng triệt tiêu các xung điện xâm nhập qua bàn phím không cho chúng tác động làm hỏng CPU
boythoitrang999@yahoo.com.vn (ST)
Last edited by boythoitrang999; 21-01-2009 at 02:00.
tiền oiiiiiiiiiiiiiii
hoang di (12-10-2011), hoangdammobile (19-05-2009), vumobilev (19-06-2009)
Để khối vi xử lý hoạt động bình thường thì cần những điều kiện gì ?
Trả lời:
Để khối vi xử lý hoạt động bình thường, cần có hai điều kiện:
- CPU hoạt động
- CPU nạp được phần mềm "tốt" trong Flash.
* Điều kiện để CPU hoạt động được là:
- Có đủ hai điện áp khởi động cấp cho CPU (điều này đồng nghĩa với IC nguòn tốt, không bong chân)
- Có xung Clock cấp cho CPU (đồng nghĩa với bộ dao OSC hoạt động tốt)
- Bản thân CPU tốt, không bong chân.
- SRAM tốt, không bong chân.
* Điều kiện để CPU nạp được phần mềm tốt trong Flash là:
- Flash tốt, không bong chân.
- phần mềm tốt, không bị lỗi.
Điều kiện để máy mở được nguồn là gì ?
Trả lời
Để điện thoại lên được nguồn thì cần có 3 điều kiện:
- Khối nguồn tốt
- Khối vi xử lý tốt
- Các mạch khác không gây chập đường nguồn.
Cho biết các hiện tượng có thể sinh ra khi các điều kiện trên không thoả mãn
- Nếu nguồn không tốt nghĩa là có thể bị chập V.BAT hoặc mất dòng khởi động, khi đó bạn không thể mở được nguồn.
- Nếu hỏng khối điều khiển nghĩa là không có lệnh duy trì nguồn thì máy không thể mở được nguồn.
- Nếu chập các mạch khác: ví dụ chập IC RF - khi đó máy vừa lên nguồn rồi tắt hoặc bị treo do sau khi máy lên nguồn, IC nguồn mới cấp điện cho RF hoạt động => RF đang chập nên gây sụt áp nguồn V.BAT và máy bị tắt hoặc bị treo cứng.
Cho biết nguyên nhân của bệnh máy không lên nguồn và phương pháp kiểm tra sửa chữa
Trả lời :
3.1 - Nguyên nhân máy không lên nguồn
Lược đồ kiểm tra sửa chữa
Bước 1 - Kiểm tra khối nguồn
Chỉnh đồng hồ dòng khoảng 4V, cấp nguồn cho điện thoại, đấu đúng âm dương
- Khi chưa bấm công tắc mà máy không ăn dòng (đồng hồ Ampe không lên kim) là V.BAT tốt, không dò, không chập
- Khi bấm công tắc, kim dòng (đồng hồ Ampe) nhích lên một chút khoảng 10 đến 20mA => là máy có dòng khởi động
=> Nếu thoả mãn như hai điều kiện trên là khối nguồn tốt
Kiểm tra nguồn V.BAT và òng khởi động
Bước 2 - Kiểm tra khối điều khiển
a) Dùng hộp chạy phần mềm để "Check" xem vi xử lý có hoạt động không ?
- Đấu điện thoại vào hộp UFS-6 (hoặc hộp nào đó khác)
- Đấu hộp vào máy tính
Dùng hộp chạy phần mềm để "Check" kiểm tra CPU
Kết quả Check sau cùng nếu báo là "1 st Boot OK" là CPU đang chạy
Kiểm tra cho thấy khi "Check" cho kết quả là "1 st Boot OK " tức là CPU đang hoạt động
b) Chạy lại phần mềm cho máy:
Nếu như CPU đã hoạt động (khi Check báo "1 st Boot OK") thì bạn hãy chạy lại phần mềm cho máy, chạy xong là máy sẽ lên nguồn (cách chạy phần mềm sẽ đề cập trong Giáo trình phần mềm)
c) "Check" thấy báo "1 st Boot Err" cho biết CPU không hoạt động
- Kết quả Check sau cùng nếu báo là "1 st Boot Err" là CPU không hoạt động.
Kiểm tra cho thấy khi "Check" báo "1 st Boot Err" => suy ra CPU không hoạt động
CPU không hoạt động là do các nguyên nhân:
- Thiếu áp khởi động ( do bong chân IC nguồn)
- Mất xung Clock do hỏng bộ dao động OSC
- Bong chân hoặc hỏng SRAM
- Bong chân hoặc hỏng CPU
Bước 3 - Kiểm tra sửa chữa khi CPU không hoạt động
Phương pháp kiểm tra
Xác định 3 điện áp khởi động của máy Nokia 1110i là: VR2, VCORE và VIO
a) Tìm trên sơ đồ nguyên lý các tụ lọc (cỡ µF) trên các đường điện áp trên
Xác định tên tụ lọc trên các đường điện áp VR2, VIO và VCORE
b) Tìm trên sơ đồ vị trí các tụ trên
Tìm vị trí các tụ trên sơ đồ vị trí
Đối chiếu với vỉ máy để biết vị trí của các tụ lọc trên
Cách đo các điện áp khởi động:
- Cấp nguồn khoảng 4V cho điện thoại
- Chỉnh đồng hồ vạn năng ở thang 2,5V DC
- Đặt que đo vào đầu các tụ C2227 để đo áp VR2, C2204 để đo áp VIO hoặc C2205 để đo áp VCORE
- Bấm công tắc mở nguồn và quan sát đồng hồ:
Nếu kim đồng hồ nhích lên khoảng 1 đến 2V là đã có điện áp ra
(Đo vào cả hai đầu tụ chỉ cần một đầu thấy có điện là được)
Đo các điện áp khởi động
Nếu như:
- Đo thấy thiếu một điện áp khởi động => Suy ra IC nguồn bị bong chân hoặc hỏng => Đóng lại hoặc thay IC nguồn
- Đo thấy có đủ 3 điện áp khởi động ra => Suy ra IC nguồn tốt
Bạn hãy xử lý như sau:
- Đóng lại chân SRAM
- Nếu không được thì thay bộ dao động OSC
- Nếu không được thì đóng lại chân hoặc thay CPU.
Sau mỗi thao tác bạn nên cho vào hộp chạy phần mềm "Check" lại để xem đã "1 st Boot OK" chưa ?, nếu chưa được thì mới thao tác tiếp.
boythoitrang999@yahoo.com.vn (ST)
tiền oiiiiiiiiiiiiiii
cũng tạm được , nhưng hơi dài một tí rất khó hiểu cho anh em mới vào nghề
may em hien chu mode cac anh chi giup voi
anh nao co so do mach cua 1110i cho em voi
yoyokio (08-04-2009)
cho em xin chuong trinh cai cach doc so do mach
cung tam tam
Hiện có 1 người đang xem bài này . Bao gồm : 0 thành viên và 1 khách