Chủ đề đã khoá
Trang 1 của 3 1 2 3 CuốiCuối
Kết quả 1 tới 10 của 21
  1. #1
    Thành viên mới chantroimoi's Avatar
    Ngày tham gia
    Dec 2009
    Bài viết
    3
    Cám ơn !!!
    0
    Thanked 6 Times in 3 Posts

    Mặc định Cách đo đồng hồ và các cách đo trong sửa chữa điện thoại?

    Do hoàn cảnh nên em không có điều kiện đi học sữa chữa điện thoại một cách bài bản và trường lớp nhưng em lại rất yêu thích nghề sữa chữa điện thoại nên chủ yếu là em tự học vì vậy nên em có rất nhiều thắc mắc không biết làm sao? Đã tìm nhiều tài liệu nhưng không thấy có hướng dẫn về vấn đề này nên post lên đây nhờ các anh hướng dẫn cho, xin cám ơn.

    Em muốn hỏi về cách đo nội trở, tổng trở và đo thông mạch? Em thấy đa số khi sữa chửa điện thoại thì đều phải dùng tới các cách đo này nên em nghĩ nó rất quan trọng, nếu nắm được các cách đo này thì việc xác định pan hư sẽ dễ hơn. Các anh ở đây xin chỉ giùm em làm sao để đo nội trở, đo tổng trở và đo thông mạch? Em có đọc nhiều trên diễn đàn khi sửa một pan hư nào thì hay đo nội trở, tổng trở, thông mạch sau đó mới tiến hành sửa chữa nhưng em không có người hướng dẫn và sách vỡ cũng không có đề cập phải làm sao thì mới đo được? Và chỉ giùm em cách sử dụng đồng hồ luôn? Đo gì thì nhìn ở đâu và chỉnh kim như thế nào? ví dụ như khi nào thì X1, khi nào thì X10? Khi đo nội trở, tổng trở, thông mạch thì kim đỏ và kim đen sẽ đặt ở đâu?

    Chân thành đợi câu sự giúp đỡ của các anh. Học thầy không tày học bạn, em biết là rất khó để hướng dẫn qua văn viết nhưng em thật sự rất cần về việc này. Các anh giúp em nhé. Em cám ơn nhiều và chúc các anh và toàn thể thành viên trong diễn đàn noel an lành và hạnh phúc.
    Last edited by chantroimoi; 23-12-2009 at 18:05.

  2. ( chantroimoi ) đã được 3 thành viên cám ơn vì bài viết hữu ích!

    24111988 (20-08-2010), tanhung (20-02-2011), TeThienDaiThanh (18-05-2012)

  3. #2
    Thành viên mới chantroimoi's Avatar
    Ngày tham gia
    Dec 2009
    Bài viết
    3
    Cám ơn !!!
    0
    Thanked 6 Times in 3 Posts

    Mặc định

    Các anh ơi, sao không ai giúp em hết vậy?

  4. ( chantroimoi ) đã được 2 thành viên cám ơn vì bài viết hữu ích!

    24111988 (20-08-2010), tanhung (20-02-2011)

  5. #3
    Thành viên mới havy's Avatar
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Bài viết
    14
    Cám ơn !!!
    7
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Mặc định

    Đa số đều giống như bạn thôi mà ,nhưng ai cũng là thầy hết trơn .bạn thông cảm

  6. ( havy ) được 1 thành viên cảm ơn vì bài viết hữu ích!

    tanhung (20-02-2011)

  7. #4
    Thành viên tích cực quocvienlxag's Avatar
    Ngày tham gia
    Sep 2008
    Bài viết
    351
    Cám ơn !!!
    54
    Thanked 177 Times in 31 Posts

    Mặc định

    Mỉnh không thể nói hết trên diễn đàn đươc vì ở đây có rất nhiều cao thủ,nói mà cho bai bản thì tìm sách mà đoc .ỏr chỉ bạn mua cuốn sách này có dạy cách đo này .bạn nên mua sách sữa chữa căn bản tại các trung tâm điều có bán .bạn hỏi những cái bạn ko biết thôi bạn hỏi thừa quá thì đâu có người post mà giải thích những điều đó,chẳng hạn Thông mạch thì ko lẽ no know.còn x10 và x1 cũng vậy hả.Thôi xin lỗi bạn nhé mình nói hơi thẳng.Bạn muốn biết nó có tại điểm đÓ NÓ RA VOL bao nhiêu thì bạn lấy sơ đồ ra và và đo tại điễm đó nó phóng điện ra bao nhiêu thôi.còn đo chạm thì bạn có thể đo trên chấu pin + và -. <cái này chắc la bạn biết mà cố tình hỏi>
    Còn kinh nghiệm gỡ những lk chạm bản thân tôi là dùng mở hàn có chỉnh nhiệt độ nhích một đầu lk <tụ or trở> lên đẽ tránh mất và mau lẹ khi nào có con hết chạm thôi ,cỏn những con nào ko liên qua thì dùng mở hàn đè lại.

  8. ( quocvienlxag ) được 1 thành viên cảm ơn vì bài viết hữu ích!

    tanhung (20-02-2011)

  9. #5
    Thành viên chính thức tuonglammobile's Avatar
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    269
    Cám ơn !!!
    23
    Thanked 24 Times in 18 Posts

    Mặc định

    cái này nói ra thì chắc dài dòng lắm !bạn thích học nghề này như vậy tốt nhất phải học 1 khóa thôi!
    CÙNG NHAU HỌC HỎI_CÙNG NHAU TIẾN BỘ

  10. ( tuonglammobile ) được 1 thành viên cảm ơn vì bài viết hữu ích!

    tanhung (20-02-2011)

  11. #6
    Thành viên chính thức KienGiangMoBile's Avatar
    Ngày tham gia
    Dec 2005
    Địa điểm
    TP Rạch Giá Kiên Giang 0918663373
    Tuổi
    41
    Bài viết
    224
    Cám ơn !!!
    17
    Thanked 34 Times in 20 Posts

    Mặc định

    phải tốn vài chục log mới đo được bạn ơi .tìm chỗ nào uy tín mà học căn bản đi bạn .chúc thành công
    WeLCome To Kiên Giang
    ĐC: 197 NguyễnBỉnhKhiêm.TP. RG.KiênGiang0773948838-0918663373

  12. ( KienGiangMoBile ) được 1 thành viên cảm ơn vì bài viết hữu ích!

    tanhung (20-02-2011)

  13. #7
    Thành viên chính thức bvt hp's Avatar
    Ngày tham gia
    May 2009
    Địa điểm
    unlockall
    Bài viết
    233
    Cám ơn !!!
    29
    Thanked 67 Times in 47 Posts

    Mặc định

    của bạn đây


    Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng (VOM)

    1) Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM)
    Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.
    Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.
    2) Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.
    Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC
    Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.
    * Chú ý - chú ý :
    Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !
    Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
    nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ
    Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
    => sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ
    * Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .
    Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
    tuy nhiên đồng hồ không hỏng
    3) Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng.
    Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.

    Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC
    * Trường hợp để sai thang đo :
    Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .
    Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.
    * Trường hợp để nhầm thang đo
    Chú ý - chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!
    Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện
    khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !
    Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện
    áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!
    4) Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng.
    Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.
    Đo kiểm tra giá trị của điện trở
    Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
    Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
    Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
    Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
    Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
    Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
    Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.
    * Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.
    4.1 - Đo điện trở :
    Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng
    Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :
    Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.
    Bước 2 : Chuẩn bị đo .
    Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
    Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm
    Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.
    Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.
    Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.
    4.2 - Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện
    Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.
    Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm
    Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :
    Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo
    Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ
    Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.
    Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá
    Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.
    Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )
    Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.
    5 - Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng.
    Cách 1 : Dùng thang đo dòng
    Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau
    Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .
    Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .
    Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
    Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
    Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .
    Cách 2 : Dùng thang đo áp DC
    Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.
    Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?
    * Đọc giá trị điện áp AC và DC
    Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A
    Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần
    Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.
    Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp

    còn muốn chi tiết thì vào đây
    Phạm Văn Diện - Hướng dẫn sử dụng thang đo điện trở

    Xin hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng - Điện tử Việt Nam
    TRUNG TÂM MUA BÁN -SỬA CHỮA DTDD HUY HOÀNG-UNLOCK ALL MOBILE HOTILE:0908205196

  14. ( bvt hp ) đã được 9 thành viên cám ơn vì bài viết hữu ích!

    24111988 (20-08-2010), duyquang_mobile (10-01-2010), huynhcuongdt2009 (27-12-2009), Pham Khac (14-06-2013), phongdatTG (27-12-2009), tanhung (20-02-2011), thaituan_mobile (06-04-2013), thanhgiang83 (24-11-2010), vanlam123 (27-12-2009)

  15. #8
    Thành viên chính thức phongdatTG's Avatar
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Bài viết
    146
    Cám ơn !!!
    101
    Thanked 29 Times in 27 Posts

    Mặc định

    rất hay thansk anh rất nhiều , anh up luôn cách đo thông mach va kiểm tra nếu mạch bị đứt đường hoặc thiếu áp đi anh

  16. ( phongdatTG ) được 1 thành viên cảm ơn vì bài viết hữu ích!

    tanhung (20-02-2011)

  17. #9
    Thành viên mới phukhang_mobile's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    44
    Cám ơn !!!
    22
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    Mặc định

    muốn biết thì phãi học, mà học thì phải tốn tiền mà sợ tốn tiền thì dừng có học...

  18. ( phukhang_mobile ) được 1 thành viên cảm ơn vì bài viết hữu ích!

    tanhung (20-02-2011)

  19. #10
    Thành viên chính thức bbtrangmobile's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2009
    Địa điểm
    N/A
    Bài viết
    61
    Cám ơn !!!
    22
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Mặc định

    mấy anh cho em hỏi? đo ap ACV, DCV thì phải cấp nguồn cho nó đúng không ạ? xin anh em hướng dẫn giúp vì em mới vào nghề và chỉ học được rất ít từ sư phụ. em xin cảm ơn!
    WELCOM TO:<http://vn.360plus.yahoo.com/biboy_viboy>
    HỞI THẾ GIAN TIỀN LÀ GÌ...?

  20. ( bbtrangmobile ) được 1 thành viên cảm ơn vì bài viết hữu ích!

    tanhung (20-02-2011)

Chủ đề đã khoá
Trang 1 của 3 1 2 3 CuốiCuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đang xem bài này . Bao gồm : 0 thành viên và 1 khách

     

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 28-09-2014, 12:20
  2. Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 31-05-2014, 22:28
  3. Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 24-10-2013, 09:05
  4. Điện thoại bộ đàm nghe loa trong, loa ngoài đều nhỏ???
    By action06 in forum Sửa chữa phần cứng
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 18-05-2013, 15:01

Quyền viết bài

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của bạn
Lên đầu trang
thiet bi sua chua slim sim, heicard, sim ghep Firmware android giải pháp nhà thông minh