Cắt mí mắt kiêng ăn gì là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất bởi để giữ mí mắt không bị sưng tấy hay để lại sẹo lồi sau phẫu thuật thì các bạn phải chú ý thật kỹ quá trình chăm sóc hậu phẫu. Vậy cắt mí mắt kiêng ăn gì, kiêng trong bao lâu? Và nên ăn gì? Hãy cùng Thẩm mỹ viện Ngô Mộng Hùng theo dõi và tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Cắt mí mắt là một cuộc tiểu phẫu được thực hiện bằng cách tạo một vết cắt nhỏ ở da phía trên bầu mắt hoặc ở mí mắt dưới. Mục đích của việc cắt mí mắt chính là tạo thêm một mí mắt mới, giúp mắt to tròn và đẹp hơn.
Phương pháp làm đẹp bằng cắt mí mắt thực sự là một giải pháp phù hợp và an toàn đối với những bạn mắt 1 mí, mí lót, sụp mí hoặc trên da vùng mắt xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Trước khi cắt mí mắt nên ăn gì?
Nhìn chung, nếp sinh hoạt và chế độ ăn uống trước khi phẫu thuật cắt mí mắt vẫn diễn ra bình thường bởi chúng không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình cắt mí mắt. Thế nhưng, có một số đồ ăn đồ uống, thực phẩm dưới đây bạn không được sử dụng:
- Các đồ chứa chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá và đồ uống có cồn
- Aspirin, vitamin E hay các loại thảo dược trong vòng 1 tuần trước khi phẫu thuật cắt mí mắt
>>> Bạn có thể quan tâm đến bài viết: Cắt mắt 2 mí ở đâu đẹp
Sau cắt mí mắt kiêng ăn gì?
Sau khi phẫu thuật cắt mí mắt, việc chăm sóc và kiêng cữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi vết thương. Vì thế, bạn nên đặc biệt để ý các món ăn mà cắt mí mắt nên kiêng ăn.
1. Kiêng ăn đồ nếp (xôi, chè,..)
Đồ nếp như bánh chưng, xôi, bánh nếp, bánh tẻ,… đều là những thực phẩm mang tính nóng và điều này sẽ gây sưng và viêm nhiễm các vết thương sau phẫu thuật. Do đó, khi mới cắt mí mắt, bạn tuyệt đối không ăn những đồ ăn làm từ gạo nếp để tránh tình trạng mưng mủ và nhiễm trùng.
2. Kiêng ăn rau muống
Rau muống là một loại rau có thể gây ra sự kích thích trong quá trình sản xuất collagen cũng như tái tạo tế bào. Vậy nên ăn rau muống sẽ khiến vết thương bạn bị đẩy lên, kích thích quá trình phát triển da non và gây sẹo lồi ở vết thương. Bạn nên kiêng rau muống ít nhất 1-2 tuần, thậm chí nên chờ đến khi vết thương lành hẳn bạn mới nên quay trở lại ăn rau muống.
3. Kiêng ăn thịt gà, vịt
Tương tự rau muống, thịt gà và thịt vịt là hai loại thực phẩm thúc đẩy quá trình sinh collagen, từ đó kích thích quá trình liền sẹo nhanh hơn ngưỡng tiêu chuẩn. Từ đó, vết thương sẽ hình thành sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, lượng sắt và magie trong thịt gà thịt vịt cũng là tác nhận gây sẹo.
>>> Xem thêm để biết: Có nên bấm mí mắt tại thẩm mỹ viện Ngô Mộng Hùng
4. Kiêng ăn thịt **
Dù là một thực phẩm chứa nhiều chất đạm và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, thịt ** cũng là một tác nhân chính kích thích quá trình lên da non cũng như dễ gây ngứa và hình thành sẹo lồi. Chính vì vậy, bạn nên kiêng thịt ** tuyệt đối cho đến khi lành vết thương.
5. Kiêng ăn hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, bạch tuộc, cá biển thường có nguồn đạm cao, vậy nên sau khi phẫu thuật cắt mí mắt, việc ăn nhiều hải sản sẽ khiến cơ thể bạn bị thừa chất, tạo thanh các bào mới nổi trên bề mặt da, hay cách gọi thông thường là sẹo lồi.
6. Kiêng ăn trứng
Trứng cũng nằm trong danh sách các nhóm thực phẩm cắt mí mắt nên kiêng ăn bởi loại thực phẩm này có khả năng đẩy mạnh quá trình tăng sinh mô sợi collagen, gây đùn da, dẫn tới sẹo lồi. Không những thế, tình trạng lốm đốm và không đều màu có thể xảy ra nếu bạn ăn trứng trong thời chờ lành vết thương.
>>> Có thể bạn quan tâm đến bài viết: Cắt mí mắt kiêng ăn gì?