+ Trả lời bài viết
Kết quả 1 tới 2 của 2
  1. #1
    V.I.P Lính Khang's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Tuổi
    34
    Bài viết
    3,641
    Cám ơn !!!
    537
    Thanked 6,265 Times in 1,717 Posts

    Mặc định Trào lưu phủ nano cho điện thoại nở rộ tại TP.HCM

    Với mức giá chỉ 40.000 đồng, dịch vụ phủ nano chống trầy xước cho điện thoại đang rộ lên và thu hút khá đông khách hàng tại TP.HCM, thay cho hình thức dán miếng bảo vệ màn hình như trước đây.

    Công nghệ phủ nano từng được sử dụng để "làm đẹp" cho những chiếc ô tô và xe máy. Từ khoảng giữa năm ngoái, công nghệ này bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực trang trí điện thoại, nhưng mức giá thời điểm đó còn khá cao, lên đến 300.000 đồng cho một lần phủ màn hình điện thoại, vì vậy chưa được nhiều khách hàng quan tâm. Bẵng đi một thời gian, đến nay dịch vụ này bắt đầu thu hút giới trẻ khi mức giá đã giảm đi nhiều, chỉ còn dao động từ 40.000 đến 100.000 đồng cho một lần phủ nano màn hình, và khoảng 200.000 đồng trở lên cho một lần phủ toàn bộ sản phẩm.


    Một lọ dung dịch phủ nano cho điện thoại.

    Anh Nguyễn Hữu Dũng, một thợ phủ nano tại TP.HCM chia sẻ, xét về thẩm mỹ thì phủ lớp nano bảo vệ điện thoại sẽ tốt hơn so với dán màn hình trước đây, bởi những hạt nano này có kích cỡ 1/1.000.000.000 mm, sẽ bám vào những điểm lồi lõm trên màn hình mà mắt thường không nhìn thấy được. Qua đó, nó sẽ lấp đầy những điểm lồi lõm, giúp màn hình mịn màng và trở nên sáng bóng. Đặc biệt, khi phủ lớp nano lên điện thoại, bạn sẽ yên tâm hơn khi sử dụng bởi máy sẽ rất khó trầy xước khi để chung với chìa khoá trong túi, thậm chí ngay cả khi dùng dao cạo lên. Rõ ràng, xét về tính kinh tế, phương pháp mới này cho thấy ưu thế hơn hẳn so với cách dán màn hình truyền thống, bởi chi phí chỉ 40.000 đồng mà có thể bảo vệ cho màn hình khỏi trầy xước trong vòng 6 tháng, trong khi miếng dán màn hình có giá từ 50.000 đồng trở lên mà thời gian sử dụng không quá 3 tháng.

    Anh Dũng cũng chia sẻ thêm, việc phủ nano cho các thiết bị di động cũng khá đơn giản và ai cũng có thể làm được. Ví dụ như với một chiếc iPhone 4S, các công đoạn bao gồm: lau sạch màn hình, nhỏ 4-6 giọt dung dịch nano stra và thoa khắp màn hình, chờ đợi khoảng 3-5 phút để lớp đầu tiên khô, sau đó tiếp tục bôi thêm lớp nữa và phơi khô sản phẩm. Sau khi đã phủ thành công nano trên iPhone 4S, anh Dũng thử nghiệm ngay khả năng chống trầy xước bằng cách dùng dao để cạo. Màn hình không hề hấn gì và hoàn toàn trơn tuột, qua thử nghiệm còn cho thấy màn hình ít bám vân tay và không có cảm giác đã được phủ một lớp bảo vệ như các miếng dán bảo vệ màn hình trước đây. Tuy vậy, anh cũng cho biết lớp chống trầy xước này chỉ bảo vệ thiết bị di động cỡ 80%, nên những hành động cố tình phá hoại như rạch hay chọc, thậm chí làm rơi, cũng không có công nghệ nào đủ sức để bảo vệ cho thiết bị của bạn.



    Các công đoạn phủ nano cho màn hình một chiếc iPad.

    Nguồn gốc và tác hại?

    Hiện tại ở TP.HCM, dịch vụ này mọc lên rất nhiều. Bên ngoài các cửa hàng chuyên dán màn hình điện thoại đều trưng bảng phủ nano. Ngoài ra còn có các dịch vụ online hoặc phủ nano tại nhà, giá thành cũng dao động theo từng nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ của dung dịch nano và những tác hại nếu có của chúng hiện vẫn là một dấu hỏi lớn. Một số người trong nghề cho hay, hầu hết các sản phẩm này có xuất xứ từ Singapore, một số cửa hàng vì muốn ăn lời cao hơn nên lựa chọn các sản phẩm của Trung Quốc, giá thành thấp hơn nhưng không bền bằng lớp phủ nano từ Singapore.

    Một số khách hàng đã phủ nano cho điện thoại cho biết, họ cảm thấy khá hài lòng vì màn hình trở nên long lanh hơn, giảm thiểu việc trầy xước mà ko cần dán thêm một lớp bảo vệ. Tuy nhiên, khá đông khách hàng chưa dùng qua dịch vụ này lại tỏ ra nghi ngại về tác hại đối với da tay khi tiếp xúc thường xuyên với lớp phủ nano, bởi dù sao đây cũng là một loại hóa chất. Theo chia sẻ của những người đã phủ nano cho điện thoại, trong quá trình sử dụng họ chưa thấy có triệu chứng nào cho thấy lớp phủ nano gây hại đến da tay. Mặc dù vậy, họ cho biết cũng chưa cảm thấy an tâm thật sự bởi không rõ về mức độ an toàn cũng như những tác dụng phụ của loại vật liệu này.
    Hãy chọn một kết thúc buồn...
    Thay vì chọn một nỗi buồn không bao giờ có kết thúc...

  2. ( Lính Khang ) đã được 2 thành viên cám ơn vì bài viết hữu ích!

    246_GMS (24-05-2013), khanhmobile87 (12-04-2013)

  3. #2
    Thành viên chính thức icarevn.akteam's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2013
    Địa điểm
    Thủ Đức
    Tuổi
    43
    Bài viết
    149
    Cám ơn !!!
    13
    Thanked 55 Times in 51 Posts

    Mặc định

    Trích Được post bởi Lính Khang Xem bài viết
    Với mức giá chỉ 40.000 đồng, dịch vụ phủ nano chống trầy xước cho điện thoại đang rộ lên và thu hút khá đông khách hàng tại TP.HCM, thay cho hình thức dán miếng bảo vệ màn hình như trước đây.

    Công nghệ phủ nano từng được sử dụng để "làm đẹp" cho những chiếc ô tô và xe máy. Từ khoảng giữa năm ngoái, công nghệ này bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực trang trí điện thoại, nhưng mức giá thời điểm đó còn khá cao, lên đến 300.000 đồng cho một lần phủ màn hình điện thoại, vì vậy chưa được nhiều khách hàng quan tâm. Bẵng đi một thời gian, đến nay dịch vụ này bắt đầu thu hút giới trẻ khi mức giá đã giảm đi nhiều, chỉ còn dao động từ 40.000 đến 100.000 đồng cho một lần phủ nano màn hình, và khoảng 200.000 đồng trở lên cho một lần phủ toàn bộ sản phẩm.


    Một lọ dung dịch phủ nano cho điện thoại.

    Anh Nguyễn Hữu Dũng, một thợ phủ nano tại TP.HCM chia sẻ, xét về thẩm mỹ thì phủ lớp nano bảo vệ điện thoại sẽ tốt hơn so với dán màn hình trước đây, bởi những hạt nano này có kích cỡ 1/1.000.000.000 mm, sẽ bám vào những điểm lồi lõm trên màn hình mà mắt thường không nhìn thấy được. Qua đó, nó sẽ lấp đầy những điểm lồi lõm, giúp màn hình mịn màng và trở nên sáng bóng. Đặc biệt, khi phủ lớp nano lên điện thoại, bạn sẽ yên tâm hơn khi sử dụng bởi máy sẽ rất khó trầy xước khi để chung với chìa khoá trong túi, thậm chí ngay cả khi dùng dao cạo lên. Rõ ràng, xét về tính kinh tế, phương pháp mới này cho thấy ưu thế hơn hẳn so với cách dán màn hình truyền thống, bởi chi phí chỉ 40.000 đồng mà có thể bảo vệ cho màn hình khỏi trầy xước trong vòng 6 tháng, trong khi miếng dán màn hình có giá từ 50.000 đồng trở lên mà thời gian sử dụng không quá 3 tháng.

    Anh Dũng cũng chia sẻ thêm, việc phủ nano cho các thiết bị di động cũng khá đơn giản và ai cũng có thể làm được. Ví dụ như với một chiếc iPhone 4S, các công đoạn bao gồm: lau sạch màn hình, nhỏ 4-6 giọt dung dịch nano stra và thoa khắp màn hình, chờ đợi khoảng 3-5 phút để lớp đầu tiên khô, sau đó tiếp tục bôi thêm lớp nữa và phơi khô sản phẩm. Sau khi đã phủ thành công nano trên iPhone 4S, anh Dũng thử nghiệm ngay khả năng chống trầy xước bằng cách dùng dao để cạo. Màn hình không hề hấn gì và hoàn toàn trơn tuột, qua thử nghiệm còn cho thấy màn hình ít bám vân tay và không có cảm giác đã được phủ một lớp bảo vệ như các miếng dán bảo vệ màn hình trước đây. Tuy vậy, anh cũng cho biết lớp chống trầy xước này chỉ bảo vệ thiết bị di động cỡ 80%, nên những hành động cố tình phá hoại như rạch hay chọc, thậm chí làm rơi, cũng không có công nghệ nào đủ sức để bảo vệ cho thiết bị của bạn.



    Các công đoạn phủ nano cho màn hình một chiếc iPad.

    Nguồn gốc và tác hại?

    Hiện tại ở TP.HCM, dịch vụ này mọc lên rất nhiều. Bên ngoài các cửa hàng chuyên dán màn hình điện thoại đều trưng bảng phủ nano. Ngoài ra còn có các dịch vụ online hoặc phủ nano tại nhà, giá thành cũng dao động theo từng nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ của dung dịch nano và những tác hại nếu có của chúng hiện vẫn là một dấu hỏi lớn. Một số người trong nghề cho hay, hầu hết các sản phẩm này có xuất xứ từ Singapore, một số cửa hàng vì muốn ăn lời cao hơn nên lựa chọn các sản phẩm của Trung Quốc, giá thành thấp hơn nhưng không bền bằng lớp phủ nano từ Singapore.

    Một số khách hàng đã phủ nano cho điện thoại cho biết, họ cảm thấy khá hài lòng vì màn hình trở nên long lanh hơn, giảm thiểu việc trầy xước mà ko cần dán thêm một lớp bảo vệ. Tuy nhiên, khá đông khách hàng chưa dùng qua dịch vụ này lại tỏ ra nghi ngại về tác hại đối với da tay khi tiếp xúc thường xuyên với lớp phủ nano, bởi dù sao đây cũng là một loại hóa chất. Theo chia sẻ của những người đã phủ nano cho điện thoại, trong quá trình sử dụng họ chưa thấy có triệu chứng nào cho thấy lớp phủ nano gây hại đến da tay. Mặc dù vậy, họ cho biết cũng chưa cảm thấy an tâm thật sự bởi không rõ về mức độ an toàn cũng như những tác dụng phụ của loại vật liệu này.
    Nếu được quan tâm và kiểm tra vi hóa , sẽ có câu trả lời cho cái được gọi là ứng dung công nghệ nano này .
    jskrio@yahoo.com.vn
    0932.152.852_Khoa

+ Trả lời bài viết

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đang xem bài này . Bao gồm : 0 thành viên và 1 khách

     

Similar Threads

  1. Xin file flash của Sky nano (bảng ram 2gb)
    By lonelykiller in forum China và các dòng Android khác
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 07-02-2014, 14:58
  2. skyphone nano HDMI
    By ngaybuon_tanthe in forum Sky - KT Android
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 17-09-2013, 11:20
  3. Hướng dẫn cắt sim Mini->Micro, Mini->Nano, Micro->Nano cho iphone 5
    By 5ncnow.com in forum SƠ ĐỒ & GIẢI PHÁP SỬA CHỮA PHẦN CỨNG
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 11-10-2012, 14:08
  4. Kiềm cắt sim nano cho iphone 5
    By saigonmobile in forum GIỚI THIỆU THIẾT BỊ - CABLE - GIẢI PHÁP MỚI NHẤT
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 10-10-2012, 14:55
  5. Lộ hình khay nano-SIM của iPhone thế hệ mới
    By NGUYÊNQNGAI in forum TIN TỨC 24 GIỜ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 08-08-2012, 12:45

Quyền viết bài

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của bạn
Lên đầu trang
thiet bi sua chua slim sim, heicard, sim ghep Firmware android giải pháp nhà thông minh