1. Tìm hiểu máy hư qua chủ máy
Khi nhận sửa một máy hỏng, việc trước tiên bạn hãy khéo léo hỏi chủ máy để nhanh chóng xác định tình trạng của máy thông qua các câu hỏi như: Máy hư lúc nào? Nó có dấu hiệu gì khác thường? Có cho ai bung máy chưa? Máy có bị vô nước kg? Máy có bị rớt lần nào chưa? Máy có hao pin kg? trước đó sóng có mạnh kg? Tiếng nghe có lớn kg?... càng biết nhiều thông tin từ người dùng máy, bạn sẽ càng nhanh chóng xác định hư hỏng.
2. Quan sát trực tiếp trên máy
Trước hết, bạn nên tìm Pan bằng mắt (dùng kính Lup) để xem kỹ các bộ phận của máy. Khi cầm trên tay 1 máy hỏng, bạn hãy quan sát và phát hiện các dấu hiệu bất thường của máy. Các vị trí cần chú ý là các chỗ ghép vỏ máy, các tiếp điểm kết nối với Pin, với thẻ SIM có bị ghỉ sét hay kg? Màn hình có bị vết đen hay kg? Có vết nức trên vỏ máy hay kg? Máy có bị vào nước hay kg? Xem các IC có bị thay thế chưa? Có mất linh kiện gì kg? Bảng mạch in nhiều lớp có bị cong kg? Các phím đồng có bị ố, sét kg? Có vết nứt trên board mạch in hay kg?
3. Dùng phép đo điện trở
Bạn hãy đo Ohm trên máy tốt để lấy mẫu chuẩn tại các điểm khả nghi, ghi lại kết quả đo để sau đó đối chiếu với kết quả đo trên máy hư. Nếu số đo nhỏ hơn kết quả chuẩn, có lẽ mạch đã bị chạm, rỉ, dính. Nếu số đo lớn hơn kết quả chuẩn, có lẽ đã có chổ đứt, hở trên mạch.
4. Dùng phép đo điện áp Đo điện áp cũng là 1 phương pháp phát rất quan trọng để khảo sát tính bình thường hay bất thường của mạch điện.
Trước hết, bạn hãy kiểm tra mức điện áp của mạch nguồn nuôi. Nếu mất áp, nguyên do có thể do chạm tải, do mất lệnh mở nguồn, đứt nguồn, hay do IC đóng mở đường nguồn.
Đo áp trên chân IC, nếu thấy mất áp, trước hết phải kiểm tra các linh kiện xung quanh. Nếu thấy các linh kiện này đều bình thường, IC này có thể hỏng. Khi máy đang có tín hiệu, phải dùng Volt kế AC đủ nhạy để kiểm tra biên độ tín hiệu.
Chú ý: Mức phân cực DC của các tần thường ít ảnh hưởng đến nhau. Sự khác thường mức DC cho biết vùng có linh kiện hỏng.
Mức AC luôn có tính định hướng, nó có điểm xuất phát, lần lượt qua các linh kiện, các điểm trên mạch rồi sau cùng sẽ đến tải. Mất tín hiệu thường do các linh kiện AC như tụ liên lạc bị hở mạch, cuộn cảm bị chạm hay bị đứt…
5. Dùng phép đo dòng điện
Dòng điện là một đại lượng rất quan trọng, nó phản ánh trạng thái làm việc của mạch điện một cách chính xác. Khi cấp điện cho máy với bộ nguồn DC ngoài (thay cho Pin), trên hộp nguồn thường có điện kế đo dòng. Bạn hãy làm quen với các động thái của dòng điện trên máy đo dòng để biết các trạng thái khởi động của máy có bình thường hay kg.
Nếu máy bình thường, khi nhấn nút mở máy, ban đầu dòng tăng vài chục mA, rồi đột nhiên tăng lên rất lớn (khoảng 200mA), lúc này máy đang cho phát sóng về các trạm để xin kết nối với mạng. Khi kết nối xong, máy sẽ trở về trạng thái chờ, vào mode WatchDog, khi đó dòng nuôi máy trở về vài chục mA và thỉnh thoảng nhích lên để quét phím.
Một máy ăn dòng quá lớn, trên 500mA, dấu hiệu này cho biết máy đã có linh kiện bị chạm như các tụ lọc bị chạm hoặc rỉ nặng. Các IC công suất bị chạm sẽ ăn dòng rất lớn. Bạn có thể cho cách ly các mạch điện để xác định vùng có chạm. Khi tháo 1 đường mạch ra mà dòng trở về mức thấp, như vậy đã xác định được vùng có chạm.
Một máy ăn dòng quá nhỏ hay không ăn dòng, dấu hiệu này cho biết trong máy có chổ bị hở mạch.
Trong các sơ đồ mạch điện của nhà sản xuất, người ta thường có ghi dòng tiêu thụ chảy trong các nhánh để bạn có thể kiểm tra sự hoạt động của mạch điện này.
6. Dùng phép đo đối chứng
Khi bạn có trong tay 1 máy tốt và 1 máy hỏng của cùng 1 model, lúc đó bạn có thể dùng phép đo đối chứng để nhanh chóng tìm ra chỗ hư.
Bạn có thể dùng phương pháp đo Ohm, đo Volt DC, Volt AC, đo dòng, đo dạng sóng… để đối chứng kết qủa của 2 máy.
Nếu kg có 2 máy giống nhau, bạn đối chứng theo dữ liệu đã có trên sơ đồ mạch của máy. Đây là 1 phương pháp phát hiện hỏng hóc rất hiệu quả.
7. Dùng phép thay thử
Một trong các cách sửa rất hay được dùng đó là cho “dọn nhà”, tức thay thế ngay các linh kiện nghi hư. 1 IC dùng trong máy này có thể được dùng cho nhiều máy khác, do vậy, khi nghi hư, bạn hãy tìm nó trong các máy khác và lấy ra cho thay thử. Tuy nhiên, trước khi thay thử, bạn nên đo Ohm để đối chứng.với IC tốt bạn đang có. Nếu không thấy sự khác nhau, điều này cho thấy chưa chắc IC bạn vừa tháo ra bị hư.
8. Dùng phép dò độ nóng
Với các máy có linh kiện bị chạm, ăn dòng lớn. Bạn có thể dùng cách dò độ nóng để nhanh chóng xác định vùng bị hư hay tìm được linh kiện hư. Bạn hãy cho cấp điện vào mạch, chờ 1 lúc, sau đó tắt nguồn và dùng tay dò chỗ nóng. Nếu nóng trên IC nguồn, kiểm tra tải. Nếu nóng trên IC công suất, có thể IC đã bị chạm.
Chú ý: Nếu cấp nguồn lâu sẽ hại cho các IC khác. Vì vậy, nên giảm áp nguồn để dòng vào máy khoảng 200mA. Ở mức dòng này, bạn có thể yên tâm cấp nguồn thời gian đủ lâu để phát hiện chổ nóng mà không làm hư thêm các chổ khác.
9. Dùng phép đè và nhấn
Với các máy hư hỏng có dấu hiệu chập chờn, do có những chổ tiếp xúc xấu. Khi đó, đè và nhấn là 1 cách để phát hiện linh kiện có tiếp điểm hỏng và chỉ cần gia cố các chân hàn cho tốt.
Chú ý: Phải chọn đúng thế nhấn để không làm gãy board, làm cho máy hư hại năng hơn
10. Dùng phép ngắn mạch
Khi bạn hiểu rõ cấu trúc máy và cần sửa chữa hiện tượng mất tín hiệu. Bạn có thể dùng cách bắt cầu cho ngắn mạch để tín hiệu đi qua đường nối tắt đến các phần khác. Dùng cách này sẽ nhanh chóng tìm ra vùng hư. Bạn cũng có thể dùng dây để đưa nguồn điện đến cấp cho vùng bị mất nguồn.
11. Dùng phép hở mạch
Với các máy có dấu hiệu bị chạm, ăn dòng lớn, dùng phương pháp hở mạch để xác định vùng có linh kiện bị chạm.
Nếu nghi có chạm mạch ở phần công suất PA, hãy tháo điện trở đặt trên đường nguồn DC cho hở mạch. Nếu dòng nuôi trở lại bình thường là đã xác định được vùng có linh kiện bị chạm.
Nếu nghi có chạm ở mạch điện trên nắp màn hình, hãy rút dây kết nối giữa board mạch chính và mạch điện màn hình ra, nếu dòng nuôi trở về bình thường thì đã tìm ra chỗ chạm.
Nếu nghi có chạm ở thẻ SIM, hãy cho làm hở mạch đường nguồn cấp cho thẻ SIM, nếu dòng nuôi trở về mức bình thường là đã xác định được chỗ chạm.
12. Dùng phép làm sạch
Các máy điện thoại di động thường mang đi nhiều nơi, sau 1 thời gian dài sử dụng, máy bị bụi hoặc bị vào nước khiến nhiều chổ trong máy bị ten, rỉ sét. Do đó, khi nhận máy hỏng, trước hết bạn hãy vệ sinh cho máy. Nếu có thể, bạn cho rửa board với máng siêu âm. Các chỗ dễ bị ten, rỉ là tiếp điểm đặt ở phần dưới của máy, tiếp điểm với thẻ SIM, với nguồn Pin, với ống nói, ống nghe…
13. Dùng máy hiện sóng
Khi có máy hiện sóng, bạn nên làm quen với các dạng tín hiệu trong máy. Sửa bằng cách dò tìm các tín hiệu trên board là 1 phương pháp chính thống và rất được ưa dùng. Các dạng tín hiệu thường gặp như: Xung dữ liệu trên đường truyền, xung nhịp đồng bộ, tín hiệu âm thoại ở các ống nói/ ống nghe, tín hiệu xung nhịp chính 13Mhz, tín hiệu xung đồng hồ 32768Hz, tín hiệu dao động ngoại sai LO, tín hiệu RF, tín hiệu IF.
14. Dùng cách dò tín hiệu
Bạn có thể tự lắp ráp 1 mạch điện khuếch đại hay mạch tạo dao động từ những linh kiện được lấy ra trong các máy cũ để làm thiết bị truy tìm tín hiệu trên board. Ví dụ, dùng mạch khuyếch đại, bạn có thể xác định được có tín hiệu âm thoại hay kg, với mạch tạo dao động, bạn có thể dùng nó để cấp vào mạch, sau đó kiểm tra xem nó có đi qua được các tầng trong máy hay kg.
15. Dùng phần mềm để sửa máy
Máy điện thoại di động vốn là 1 máy tính nhỏ, nên ngoài các linh kiện chuyên dùng tạo ra phần cứng, nó còn là 1 thiết bị hoạt động dựa trên phần mềm trong các bộ nhớ như FlashROM, EEPROM. Có nhiều máy do việc cấp điện không ổn định hoặc do khò quá nóng… đôi khi không do gì cả cũng có thể làm xuất hiện lỗi trong phần mềm. Lúc đó, máy sẽ không mở được điện, không kết nối được với mạng, hoạt động chập chờn. Khi nghi máy hỏng phần mềm, bạn nên Flash lại máy. Nghĩa là cho cài đặt lại phần mêm hệ thống đặt trong bộ nhớ flashROM.
Trường hợp bạn có dây kết nối đúng loại, kết nối được phone với máy tính. Bạn hãy cho kiểm tra phần mềm trước, trước khi quyến định tìm hư hỏng phần cứng. Đó là biện pháp quen thuộc gọi là “Mềm trước cứng sau”
16. Dùng phép gia cố các mối hàn
Rất nhiều máy do rớt, hay sau 1 thời gian dùng quá cơ động, nhiều điểm hàn sẽ bị hở khiến cho máy chết. Với loại hỏng này chỉ cần liệu pháp gia cố là trả máy về trạng thái hoạt động bình thường.
17. Dùng dây Jump
Máy di động cần rất nhiều đường nối mạch và có những đường nằm ở lớp trong. Nếu các đường mạch ở lớp trong bị đứt, bạn phải dùng dây để jump thay thế các đường mạch bị đứt. Dây jump phải là dây đồng rất nhỏ (có thể lấy từ cuộn cảm của relay), bên ngoài có lớp cách điện. Sau khi jump, bạn phải đè dây xuống và dùng lớp sơn cách điện cố định các dây nối này.
18. Dùng phép giả dây anten
Khi sửa chữa các điện thoại di động bị sóng quá mạnh hay qua yếu, bạn có thể dùng 1 đoạn dây nhỏ dùng làm anten. Anten có thể được hiểu là 1 mạch tải cao tần, nó có liên quan đến hoạt động của khối cao tần RF. Nếu đưa anten đúng vào khối RF, bạn có thể làm tăng mức sóng cho các máy yếu. Trường hợp máy bắt sóng quá mạnh dây anten thêm vào cũng được dùng để làm giảm mức sóng. Anten đơn giản là 1 dây đồng dài khoảng 1cm, đặt đúng chỗ sẽ cải thiện được khả năng thu phát của máy.
19. Dùng phép điều chỉnh
Trong điện thoại có rất nhiều khối điều chỉnh như:
APC (Automatic Power Control), điều chỉnh mức công suất phát ở khối khuếch đại PA (RF Power Amplifier). Bạn có thể thay đổi trị số linh kiện các mạch này như: tăng giảm giá trị điện trở để thay đổi mức điện áp VAPC qua đó chỉnh lại công suất làm việc của khối khuếch đại PA.
AFC (Automatic Frequency Control), điều chỉnh độ lệch tần cho tín hiệu 13Mhz. Bạn có thể thay đổi trị số linh kiện ở mạch này như tăng giảm các điện trở, các tụ ở mạch lọc thông thấp để thay đổi mức điện áp VAPC, qua đó, chỉnh lại mức độ ổn định tần số cho tín hiệu 13Mhz.
Ở tầng khuếch đại LNA cũng có mạch điều chỉnh ổn định biên độ. Ở tầng khuếch đại đệm trước khi vào tầng giải mã tách sóng tín hiệu I/Q cũng có mạch hiệu chỉnh độ lợi. Bạn cũng có thể thay đổi trị số linh kiện để có được điều kiện làm việc tốt hơn cho máy.
20. Dùng phép phân tích để sửa máy
Đây là phương pháp tối ưu nhất. Để nắm được phương pháp này, trước hết bạn hãy quan sát để khoanh vùng, sau đó tìm sơ đồ mạch điện để xác định sơ đồ mạch cho từng vùng. Từ sơ đồ, bạn sẽ phân tích nguyên lý hoạt động của mạch điện, sau đó đo đạt để tìm chỗ hỏng.
Làm được điều này, đòi hỏi người sửa phải vững kiến thức mạch điện tử, khi đó bạn sẽ không ngại đối diện với những hỏng hóc của bất kì đời máy nào. Nếu không, bạn chỉ biết 3 cách:” 1 - Thổi nóng gia cố chân hàn, 2- vệ sinh board mạch, 3- dọn nhà (hay thay thế các linh kiện nghi ngờ là hư).
________________________________________