Chủ đề đã khoá
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
Kết quả 1 tới 10 của 11
  1. #1
    Thành viên chính thức tuan_queso5's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2009
    Bài viết
    178
    Cám ơn !!!
    4
    Thanked 76 Times in 46 Posts

    Mặc định Kinh nghiệm cho anh em mới vào nghề nè

    MONG CÓ THỂ GIÚP ÍCH CHO ANH EM MỚI VÀO NGHỀ
    KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MÁY KHÒ

    anh em mới vào nghề hay quan tâm đến cách sử dụng máy khò . vậy em xin hướng dẫn cách sử dụng máy khò . mong rằng sẽ giúp ích được nhiều anh em trên forum
    Máy khò :
    Máy khò được cấu tạo từ 2 bộ phận có quan hệ hữu cơ :
    1- Bộ sinh nhiệt có nhiệm vụ tạo ra sức nóng phù hợp để làm chảy thiếc giúp tách và gắn linh kiện trên main máy an toàn. Nếu chỉ có bộ sinh nhiệt hoạt động thì chính nó sẽ nhanh chóng bị hỏng.
    2- Bộ sinh gió có nhiệm vụ cung cấp áp lực thích hợp để đẩy nhiệt vào gầm linh kiện để thời gian lấy linh kiện ra sẽ ngắn và thuận lợi.
    Nếu kết hợp tốt giữa nhiệt và gió sẽ đảm bảo cho việc gỡ và hàn linh kiện an toàn cho cả chính linh kiện và mạch in giảm thiểu tối đa sự cố và giá thành sửa chữa máy.
    *Giữa nhiệt và gió là mối quan hệ nghịch nhưng hữu cơ: Nếu cùng chỉ số nhiệt, khi gió tăng thì nhiệt giảm, và ngược lại khi gió giảm thì nhiệt tăng. Để giảm thời gian IC ngậm nhiệt, người thợ còn dùng hỗn hợp nhựa thông lỏng như một chất xúc tác vừa làm sạch mối hàn vừa đẩy nhiệt “cộng hưởng” nhanh vào thiếc. Như vậy muốn khò thành công một IC bạn phải có đủ 3 thứ : Gió;nhiệt; và nhựa thông lỏng
    *Việc chỉnh nhiệt và gió là tuỳ thuộc vào thể tích IC ( chú ý đến diện tích bề mặt) và thông thường linh kiên có diện tích bề mặt càng rộng thì lùa nhiệt vào sâu càng khó khăn-nhiệt nhiều thì dễ chết IC; gió nhiều thì tuy có thể lùa nhiệt sâu hơn nhưng phải bắt IC ngậm nhiệt lâu. Nếu qúa nhiều gió sẽ làm “rung” linh kiện, chân linh kiện sẽ bị lệch định vị, thậm chí còn làm “bay” cả linh kiện…
    *Đường kính đầu khò quyết định lượng nhiệt và gió. Tùy thuộc kích cỡ linh kiện lớn hay nhỏ mà ta chọn đường kính đầu khò cho thích hợp, tránh quá to hoặc quá nhỏ: Nếu cùng một lượng nhiệt và gió, đầu khò có đường kính nhỏ thì đẩy nhiệt sâu hơn, tập trung nhiệt gọn hơn, đỡ “loang” nhiệt hơn đầu to, nhưng lượng nhiệt ra ít hơn, thời gian khò lâu hơn. Còn đầu to thì cho ra lượng nhiệt lớn nhưng lại đẩy nhiệt nông hơn, và đặc biệt nhiệt bị loang làm ảnh hưởng sang các linh kiện lận cận nhiều hơn.
    Trước khi khò nhiệt ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:- Phải che chắn các linh kiện gần điểm khò kín sát tới mặt main để tránh lọt nhiệt vào chúng , tốt hơn là nên dùng “panh” đè lên vật chắn để chúng không bồng bềnh.

    - Nên cố gắng cách ly các chi tiết bằng nhựa ra khỏi main.
    - Nếu trên main có CAMERA thì phải bỏ chúng ra bảo quản riêng. Nếu vô ý để vật kính CAMERA tiếp cận với nhiệt và hoá chất thì nó sẽ bị biến tính.
    - Tuyệt đối không được tập trung nhiệt đột ngột và lâu ở một vùng, cũng không nên giải nhiệt quá nhanh sẽ xảy ra hiện tượng giãn nở đột ngột làm mạch in bị “rộp”. Nếu nặng thì main còn bị cong, vênh dẫn đến “rạn” ngầm mạch in
    - Khi định vị main bằng bộ gá, không được ép quá chặt, khi khò nhiệt độ sẽ làm cho main bị biến dạng.
    - Nếu thay cáp, chỉ khò vào cáp khi bề mặt cáp đã nằm đồng nhất trên mặt phẳng. Nếu phải uốn trong khi khò thì không được để cáp cong quá 45 độ. Chất phủ mạch dẫn sẽ bị dạn đứt khi cáp nguội.
    - Khi tiếp cận màn hình nhớ che chắn kỹ, và phải khò vát từ phía trong ra, tránh hướng đầu khò vào màn hình; nếu có thể bạn nên dùng mỏ hàn, tuy có lâu nhưng an toàn.
    Để giúp việc khò hiệu quả, người ta thường phải dùng dung môi hỗ trợ là nhựa thông lỏng. Đây là hỗn hợp “Bu tin” và nhựa thông, nó có đặc tính vừa dẫn nhiệt rất nhanh vừa “cộng hưởng” nhiệt rất tốt. Nếu ta khò mà không có nhựa thông thì thời gian khò dài hơn, linh kiện sẽ ngậm nhiệt lâu hơn dễ gây chết linh kiện nhiều hơn. Nhưng nếu lạm dụng nó thì nhiều khi nó lại là tác nhân gây hỏng linh kiện do ta để chúng loang sang các linh kiện khác, hoặc quét quá nhiều khi đạt nhiệt độ sôi, nó sẽ đội linh kiện lên làm sai định vị chân.

    Việc khò linh kiện được chia làm 2 giai đoạn :
    Giai đoạn lấy linh kiện ra:
    Giai đoạn này ai cũng cố không để nhiệt ảnh hưởng nhiều đến IC, giữ IC không bị chết.Do vậy tạo tâm lý căng thẳng dẫn đến sai lầm là sợ khò lâu; sợ tăng nhiệt dẫn đến thiếc bị “sống” làm đứt chân IC và mạch in.
    Để tránh những sự cố đáng tiếc như trên, ta phải nhất quán các quy ước sau đây:
    - Phải giữ bằng được sự toàn vẹn của chân IC và mạch in bằng cách phải định đủ mức nhiệt và gió, khò phải đủ cảm nhận là thiếc đã “chín” hết
    - Gầm của IC phải thông thoáng, muốn vậy phải vệ sinh sạch xung quanh và tạo “hành lang” cho nhựa thông thuận lợi chui vào .
    - Nhựa thông lỏng phải ngấm sâu vào gầm IC , muốn vậy dung dịch nhựa thông phải đủ “loãng”- Đây chính là nguy cơ thường gặp đối với nhiều kỹ thuật viên ít kinh nghiệm.
    - Khi khò lấy linh kiện chúng ta thường phạm phải sai lầm để nhiệt thẩm thấu qua thân IC rồi mới xuống main. Nếu chờ để thiếc chảy thì linh kiện trong IC đã phải “chịu trận” quá lâu làm chúng biến tính trước khi ta gắp ra. Để khắc phục nhược điểm chí tử này, ta làm như sau: Dùng nhựa thông lỏng quét vừa đủ quanh IC , nhớ là không quét lên bề mặt và làm loang sang các linh kiện lân cận. Theo linh cảm, các bạn chỉnh gió đủ mạnh “thúc” nhựa thông và nhiệt vào gầm IC-Chú ý là phải khò vát nghiêng đều xung quanh IC để dung dịch nhựa thông dẫn nhiệt sâu vào trong.
    Khi cảm nhận thiếc đã nóng già thì chuyển “mỏ” khò thẳng góc 90◦ lên trên, khò tròn đều quanh IC trước (thường “lõi” của nó nằm ở chính giữa), thu dần vòng khò cho nhiệt tản đều trên bề mặt chúng để tác dụng lên những mối thiếc nằm ở trung tâm IC cho đến khi nhựa thông sôi đùn IC trồi lên , dùng “nỉa” nhấc linh kiện ra
    Kỹ năng này đặc biệt quan trọng vì IC thường bị hỏng là do “già” nhiệt vùng trung tâm trong giai đoạn khò lấy ra. Tất nhiên nếu “non” nhiệt thì thiếc bị “sống”- khi nhấc IC nó sẽ kéo cả mạch in lên, thì đây mới chính là điều kinh khủng nhất.
    Giai đoạn gắn linh kiện vào:
    - Trước tiên làm vệ sinh thật sạch các mối chân trên main, quét vừa đủ một lớp nhựa thông mỏng lên đó. Xin nhắc lại: Nhựa thông chỉ vừa đủ tạo một lớp màng mỏng trên mặt main. Nếu quá nhiều , nhựa thông sôi sẽ “đội” linh kiện lên làm sai định vị. Chỉnh nhiệt và gió vừa đủ → khò ủ nhiệt tại vị trí gắn IC. Sau đó ta chỉnh gió yếu hơn (để sức gió không đủ lực làm sai định vị). Nếu điều kiên cho phép, lật bụng IC khò ủ nhiệt tiếp vào các vị trí vừa làm chân cho nóng già→ đặt IC đúng vị trí (nếu có thể ta dùng dùi giữ định vị) và quay dần đều mỏ khò từ cạnh ngoài vào giữa mặt linh kiện.
    -. Nên nhớ là tất cả các chất bán dẫn hiện nay chỉ có thể chịu được nhiệt độ khuyến cáo (tối đa cho phép) trong thời gian ngắn (có tài liệu nói nếu để nhiệt cao hơn nhiệt độ khuyến cáo 10 % thì tuổi thọ và thông số của linh kiện giảm hơn 30%). Chính vì vậy cho dù nhiệt độ chưa tới hạn làm biến chất bán dẫn nhưng nếu ta khò nhiều lần và khò lâu thì linh kiện vẫn bị chết.Trong trường hợp bất khả kháng (do lệch định vị, nhầm chiều chân…) ta nên khò lấy chúng ra ngay trước khi chúng kịp nguội.
    Tóm lại khi dùng máy khò ta phải lưu ý:
    - Nhiệt độ làm chảy thiếc phụ thuộc vào thể tích của linh kiện, linh kiện càng rộng và dày thì nhiệt độ khò càng lớn-nhưng nếu lớn quá sẽ làm chết linh kiện.
    - Gió là phương tiện đẩy nhiệt tác động vào chân linh kiện bên trong gầm, để tạo thuận lợi cho chúng dễ lùa sâu, ta phải tạo cho xung quanh chúng thông thoáng nhất là các linh kiện có diện tích lớn.Gió càng lớn thì càng lùa nhiệt vào sâu nhưng càng làm giảm nhiệt độ, và dễ làm các linh kiện lân cận bị ảnh hưởng. Do vậy luôn phải rèn luyện cách điều phối nhiệt-gió sao cho hài hoà.
    - Nhựa thông vừa là chất làm sạch vừa là chất xúc tác giúp nhiệt “cộng hưởng” thẩm thấu sâu vào gầm linh kiện, nên có 2 lọ nhựa thông với tỷ lệ loãng khác nhau. Khi lấy linh kiện thì phải quét nhiều hơn khi gắn linh kiện, tránh cho linh kiện bị “đội” do nhựa thông sôi đùn lên, nếu là IC thì nên dùng loại pha loãng để chung dễ thẩm thấu sâu.
    - Trước khi thao tác phải suy luận xem nhiệt tại điểm khò sẽ tác động tới các vùng linh kiện nào để che chắn chúng lại, nhất là các linh kiện bằng nhựa và nhỏ.
    -Các linh kiện dễ bị nhiệt làm chết hoặc biến tính theo thứ tự là : Tụ điện, nhất là tụ một chiều; điốt; IC; bóng bán dẫn; điện trở…
    Đây là vấn đề rộng đòi hỏi kỹ thuật viên phải luôn rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm-Bởi chính nhiệt là 1 trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của phần cứng, để chúng tiếp cận với nhiệt độ lớn là việc “vạn bất đắc dĩ”, bởi vậy kỹ năng càng điều luyện càng tốt !


    ( mình thấy nó rất có ích cho anh em nên mạo muội copy nó về đây để anh em dể đọc hơn. Mong tác giả bài này thông cảm !)

  2. ( tuan_queso5 ) đã được 8 thành viên cám ơn vì bài viết hữu ích!

    hoainhon_mobile (06-08-2014), khanhhong74 (17-01-2014), madao (08-10-2010), mjtdakNo1 (30-10-2013), nguoinhaque (29-10-2013), phanlamtoi (05-03-2014), quânmobile (08-01-2010), vanhuy201293 (12-10-2013)

  3. #2
    Thành viên chính thức tuan_queso5's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2009
    Bài viết
    178
    Cám ơn !!!
    4
    Thanked 76 Times in 46 Posts

    Mặc định

    10 điểm cần lưu ý khi mua ĐTDĐ

    Sắm được một chiếc mobile ứng ý có khi không chỉ là vấn đề của tiền bạc mà còn cần tới những "kinh nghiệm xương máu" đúc kết từ thực tế sử dụng. Sau đây là một số chú ý khi lần đầu tiên vào cửa hàng di động:

    1. Tìm đến 1 trong 6 nhãn hiệu điện thoại lớn nhất thế giới bởi những hãng này cung cấp vùng phủ sóng và chất lượng cuộc gọi tốt. Có thể họ sẽ nói rằng nhãn hiệu của mình là hoàn hảo, bởi vậy hãy hỏi hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp xem hãng nào cung cấp sóng mạnh nhất ở nơi bạn sống, làm việc, đi lại.

    2. Quan tâm tới tuổi thọ pin, bởi 1 máy điện thoại hết pin sẽ không khác gì 1 cục gạch. Hãy yêu cầu người bán hàng cho xem bảng so sánh thời gian đàm thoại. Hãy nghĩ đến lúc bạn phải đi đâu xa 1 ngày và lúc nào cũng phải sạc pin.

    3. Kiểm tra loa. Thông thường, bạn có thể thực hiện cuộc gọi trong vùng ở cửa hàng điện thoại và phải chắc chắn âm thanh qua điện thoại đủ to và rõ.

    4. Xem xét chức năng rảnh tay trên máy điện thoại. Bạn có thể phải cần tới nó khi điều khiển các phương tiện trên đường. Có gắng trong khả năng của mình tìm một chiếc điện thọai có khả năng kết nối Bluetooth không dây.

    5. Kiểm tra cài đặt nếu bạn dự định sử dụng những dịch vụ như nhắn tin, tin nhắn hình ảnh, email hay thực hiện cuộc gọi ở vùng nông thôn.

    6. Thường xuyên kiểm tra các trang web của nhà sản xuất hay các trang mua bán để xem thông tin về sản phẩm bạn đang "nhắm" và cũng để không bị hớ khi mua.

    7. Đừng quá mờ mắt vì giá rẻ. Những điện thoại siêu rẻ thường yêu cầu bạn phải đăng ký sử dụng dịch vụ trong 2 năm hay hơn.

    8. Hãy để ý đến kế hoạch gia đình hay bạn bè thân của bạn. Nhiều hãng điện thoại cung cấp những mức giá bất ngờ cho những người thân cùng sử dụng máy của hãng đó và bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều.

    9. Lựa chọn băng tần điện thoại của bạn cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu bạn thường xuyên ra nước ngoài, hãy chọn điện thoại băng tần 1800 MHz.

    10. Đừng ngại đem trả lại điện thoại. Nhiều hãng cho phép người sử dụng thử máy trong vòng 15 ngày. Bởi vậy, bạn hãy sử dụng thật nhiều vào tuần đầu tiên bạn mua máy mới. Nếu có bất cứ một vấn đề gì bạn không hài lòng, như âm thanh nghẹt, vùng sóng chết, pin yếu, hãy đổi lấy cái khác

  4. #3
    Thành viên chính thức tuan_queso5's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2009
    Bài viết
    178
    Cám ơn !!!
    4
    Thanked 76 Times in 46 Posts

    Mặc định

    KEO GẮN IC

    Vì sao nhà sản xuất phải đổ keo :
    - Một là để chống hơi nước chui vào ngưng đọng trong gầm IC làm ngắn mạch dẫn gây rối loạn tín hiệu xoay chiều, làm ngắn mạch điện một chiều- nếu nhẹ thì máy bị treo, nặng thì bị chập, gây nguy hiểm cho các linh kiện lân cận.
    - Hai là tạo thành một màn chắn đề phòng các tác động điện trường do người sửa chữa vô ý chạm vào dễ gây “sốc”tĩnh điện làm hỏng MOSFET trong IC.
    - Ba là tạo thành chất liên kết gắn chặt linh kiện với main giúp chúng không rung khi bị chấn động mạnh, nhờ vậy mà các mối hàn không bị bong gây sự cố hệ thống mạch.
    Nhược điểm của keo là dẫn nhiệt rất kém khi đã bão hòa, độ thẩm thấu cao nên bám dính chặt, tiết diện các mạch in lại nhỏ, lực bám bề mặt thấp nên keo dễ trở thành tác nhân làm đứt mạch, thậm chí nhiệt độ môi trường thay đổi làm keo dãn nở đột ngột cũng đủ lực làm các mạch in này bị đứt.
    Tùy hãng sản xuất người ta sử dụng các loại keo khác nhau và chúng đều là những hợp chất chống oxi hoá cao, thường là epoxi được hoá hợp bằng công thức ức chế bão hoà. Keo này khi còn mềm dẫn nhiệt tốt hơn, nhưng máy đã cũ thì nó vẫn bị “lão hoá”, trở nên “cứng” và bởi vậy chúng càng lì lợm hơn với nhiệt - khác với NOKIA, ngay từ khi xuất xưởng keo đã được bão hòa “cứng”. Riêng keo gắn trên MOTOROLA có gốc là Polime giống như keo “502” bán trên thị trường, có vẻ “dắn” nhưng lại dễ cạy hơn các loại trên .
    Trước khi quyết định “cạy keo” nhất thiết ta phải thám sát “độ” cứng của keo, nếu chúng đã cứng thì xác xuất rủi do rất cao:Ta dùng kim ấn nhẹ trên lớp keo, nếu thấy kim xuyên được vào trong keo thì keo còn mềm; ngược lại thì keo đã bị “già”. Ta phải thật cẩn thận vì đang phải đối mặt với rủi do cao. Hơn nữa hầu hết keo đổ trên điện thoại đều có cấu trúc mạng phân tử có tính hiệu ứng nhiệt - nhiệt tác dụng vào keo càng tăng; thời gian nhiệt tác dụng càng lâu- sau khi nguội nó càng cứng và càng “lì”- nếu chúng ta xử trí không đúng và nhanh trong lần đầu thì càng về sau càng khó khăn hơn.

    Vì sao ta phải “cạy” keo:
    - Một là keo là loại vật liệu tạo ra môi trường dẫn nhiệt chậm, khối lượng càng lớn môi trường dẫn nhiệt càng hạn chế, vậy phải làm cho môi trường này thay đổi bằng cách giảm bớt khối lượng của chúng, tạo điều kiện cho nhiệt tác động nhanh vào mối hàn trong gầm IC. Tránh được nguy cơ các linh kiện trong IC phải chịu lưu nhiệt lâu hơn làm cho cấu trúc bên trong IC bị”om”, sinh ra dò rỉ, thậm chí bị chập
    - Hai là do keo là chất bám dính chặt, nên phải phá vỡ cấu trúc của chúng để khi nhấc IC ra thì keo không còn đủ “lực” kéo đứt mạch in.
    Thực chất việc cạy keo là ta loại bớt khối lượng keo để tăng nhanh thời gian dẫn nhiệt vào chân IC, tránh nguy cơ IC bị chết và đứt mạch in.
    Phương pháp thường dùng là :
    Trước hết ta phải chắc chắn mỏ hàn “dũi” keo đã được sửa “tù” đầu và tuyệt đối không có cạnh sắc. Nhiệt độ để mỏ hàn có thể làm “vỡ” keo thường phải cao hơn mức hàn bình thường. Trước khi thao tác nhất thiết phải gá main thật chắc chắn , hành động phải tự tin, đường “dũi” phải bám, tránh trơn trượt rất nguy hiểm.
    Dũi bỏ tuần tự từ ngoài vào trong lần lượt từng “vòng” một cho keo “trồi” lên xung quanh IC từng lớp mỏng, đủ để quan sát rõ mạch in thì dừng lại vệ sinh, quá trình cạy không được nóng vội tham “bóc” mảng lớn.
    Khi sát thành IC thì dùng kim tạo rãnh hướng nhiệt (đã hướng dẫn trên lớp) dùng mỏ khò tăng thêm nhiệt và gió khò nghiêng vào các cạnh IC, thấy keo “sủi” lên, nhanh chóng dùng “panh” nghiêng IC và lùa nhanh nhiệt vào gầm, ta nhanh chóng “gắp” IC ra ngoài:

    Để tạo trạng thái thoải mái khi làm việc là một thủ pháp tâm lý mà bất cứ người thợ kỹ thuật nào cũng phải rèn luyện. Trước hết ta phải xác định được loại IC phải xử lý có bán sẵn trên thị trường không, tiếp đó ta phải đàm phán với khách hàng cùng chia sẻ rủi ro và đặc biệt là họ cảm nhận và thông cảm được với năng lực kỹ thuật của ta. Nếu mọi chuyên suông sẻ thì tự nó sẽ tạo cho ta nội tâm thoải mái, nếu ngược lại- phải dứt khoát từ chối sửa chữa. Hám lợi và sĩ diện trong trường hợp này thì chỉ làm tổn thương đến uy tín và kinh tế của chính ta.
    Cụ thể trong trường hợp trên, nếu đã mua được IC thì ta yên tâm và nếu có khò quá nhiệt, ta vẫn sẵn có IC để thay thế. Vấn đề còn lại là chọn giải pháp cạy, ở đây nên chọn giải pháp bảo toàn main, có nghĩa là khò thật nóng IC, đến mức keo hoá lỏng để dễ nhấc IC ra, tránh được tình trạng thiếc và keo bị”sống” kéo cả mạch in lên. Tuyệt đối tránh tâm lý vừa cạy vừa sợ.
    Vậy ta sợ những gì:
    - Sợ quá nhiệt và khò lâu, khò nhiều lần làm IC bị chết.
    - Sợ keo còn sống, gắp IC ra sẽ làm đứt mạch in.
    - Sợ nếu IC chết liệu có mà mua không.
    - Sợ nếu mạch in đứt thì có câu được không..



    Và vân vân những cái sợ viển vông khác ám ảnh người thợ. Vậy thì ta phải đẩy tất cả các cái sợ này ra khỏi “tư duy” . Kinh nghiệm của tôi là: ta càng sợ thì càng gặp rủi ro-và phải rèn luyên thói quen “Sợ là nợ của đời ta”- Muốn vậy chỉ có con đường duy nhất đúng là không ngừng rèn luyện kỹ năng để cảm nhận đúng.

    Trong trường hợp ngược lại ta nên đàm phán với khách hàng với thái độ thiện chí.

  5. ( tuan_queso5 ) đã được 3 thành viên cám ơn vì bài viết hữu ích!

    Chiến_mobile (14-03-2013), luandao_mobile (14-03-2013), QVA-MOBILE (14-03-2013)

  6. #4
    Thành viên mới tum_boydy92's Avatar
    Ngày tham gia
    Jan 2013
    Bài viết
    4
    Cám ơn !!!
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Mặc định

    rất bổ ích.. cám ơn anh

  7. #5
    Thành viên danh dự SƠN CÒI_GSM's Avatar
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Địa điểm
    trung nghĩa_thanh thủy_phú thọ
    Tuổi
    36
    Bài viết
    1,851
    Cám ơn !!!
    469
    Thanked 659 Times in 527 Posts

    Mặc định

    lý thuyết ơ đâu mà dài vậy mỏi mắt quá
    Phone : 09 6566 1919 * 096 99 33 456 * 096 389 3678
    chủ tài khoản: TRẦN VĂN SƠN
    techcombanhk :19.027.000.333.111
    TK MB : 9990 1113 95201
    VCB :0021.000.296.541
    yahoo : TVS_88

  8. #6
    Thành viên chính thức QVA-MOBILE's Avatar
    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Bài viết
    183
    Cám ơn !!!
    67
    Thanked 59 Times in 53 Posts

    Mặc định

    1 trong những vô số kinh nghiệm khi bước vào nghề. Mà giữa Lấy linh kiện ra và vào bác còn thiếu bước làm chân IC rồi! Nếu có poss lên cho nó đầy đủ bác ạ!
    Quyết ko yêu để $ chơi gái. Sốg cđơn cho g nó thèm

  9. #7
    Thành viên tích cực luandao_mobile's Avatar
    Ngày tham gia
    May 2011
    Địa điểm
    sơn la
    Tuổi
    32
    Bài viết
    482
    Cám ơn !!!
    155
    Thanked 39 Times in 38 Posts

    Mặc định

    kết câu '' sợ là nợ của ta'',thanks anh chia sẻ
    chuyên đục,phá,luộc máy khách:cool:

  10. #8
    Thành viên chính thức manhdong's Avatar
    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Địa điểm
    thanh sơn phú thọ
    Tuổi
    41
    Bài viết
    80
    Cám ơn !!!
    27
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Mặc định

    thank bạn đã chia sẻ kinh ngiệm

  11. #9
    Thành viên mới QTmobileG's Avatar
    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    22
    Cám ơn !!!
    4
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Mặc định

    thank đã chia sẽ kinh nghiệm

  12. #10
    Thành viên tích cực NT.mobile's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Tuổi
    44
    Bài viết
    737
    Cám ơn !!!
    33
    Thanked 240 Times in 193 Posts

    Mặc định

    dài hơn chử dài vậy bác
    làm cả đời !! hết một giờ

Chủ đề đã khoá
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đang xem bài này . Bao gồm : 0 thành viên và 1 khách

     

Similar Threads

  1. Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 10-05-2013, 23:41
  2. Trả lời: 24
    Bài viết cuối: 10-05-2013, 23:39
  3. kinh nghiệm nhỏ gưi anh em mới vao nghề
    By hoangbinmobile in forum BB5
    Trả lời: 14
    Bài viết cuối: 10-07-2009, 00:18
  4. kinh nghiệm nhỏ gưi anh em mới vao nghề
    By hoangbinmobile in forum BB5
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 23-06-2009, 22:05
  5. kinh nghiệm của dân trong nghề sửa chữa ĐTDĐ
    By chanhtin_2104 in forum Phần mềm và các mã lệnh cho Nokia
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 03-01-2009, 11:40

Quyền viết bài

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của bạn
Lên đầu trang
thiet bi sua chua slim sim, heicard, sim ghep Firmware android giải pháp nhà thông minh