4/ Dùng utorrent tải file flash từ support
Tải file từ support JAF
4.1 Kết nối box JAF+Pkey đến PC
4.2 Mở chương trình JAF ( chạy "Launch JAF" trên desktop)
4.3 Chọn Pkey--> chọn Tracker --> chọn Support Logon
4.4 Tạo 1 tài khoản mới trên support : chọn "Register new account"
4.5 Điền đầy đủ thông tin ở các mục: use name(tên), password( mật khẩu), confirm( lập lại mật khẩu đã điền ở trên), email( địa chỉ email của bạn), country( quốc gia-chọn Việt nam), Gender(giới tính-chọn Male). Và cuối cùng chọn "Sign Up".
4.6 Đăng ký thành công!login vào support với tên và mật khẩu đăng ký. Bắt đầu tải file:
Những file có chữ new là những file mới cập nhật. Để tải file đó bạn chọn hình tròn màu xanh có mũi tên chỉ xuống( cột DL).
Chọn "save file" , chọn ok. Nếu bạn sử dụng firefox thì mặc định sẽ lưu vào desktop. Thay đổi bằng cách vào Tool-->options-->main-->ở khung download chọn "save file to"-->chọn Brownse--> chọn nơi bạn muốn lưu.
Lưu ý: bạn tải về một file .torrent, file torrent này ko chứa file mà bạn muốn down, nó chỉ mang dữ liệu mô tả file mà bạn CHUẨN BỊ DOWN
4.7 Tải chương trình uTorrent mới nhất tại đây. Cài đặt uTorrent.exe( cái này đơn giản không hướng dẫn, các bạn tự cài). Mở uTorrent vừa cài lên sẽ có giao diện như sau:
4.8 Chọn Add Torrent ( Dấu +, góc trên bên trái ). Một cửa sổ mới hiện lên. Chọn file .torrent mà bạn down về trước đó (bạn đã lưu ở bước 4.6). Trong trường hợp này tôi chọn file RM-328( 6220c).
4.9 Chọn nơi lưu file, ĐÂY MỚI THỰC SỰ LÀ FILE BẠN MUỐN DOWN !
==> nhấp vào ô vuông có dấu 3 chấm
==> chọn save
==>Chọn ok
File đang được tải về máy
Tải file từ support n-box hwk
4.1 Mở n-box hwk. Chọn Connect ==> chọn Support
4.2 Login vào support ( bạn không cần phải đăng ký )
4.3 Chọn file mới bạn muốn tải
4.4 Chọn "save file" ==> chọn ok
==> thực hiện tiếp từ bước 4.7 đến 4.9 ở phần trên!
Tải file từ support MT-box làm tương tự !!!!
Bổ sung 1 số thứ cần thiết về tính năng của uTorrent & thiết lập cho uTorrent:
Mặc dù có kích thước rất nhỏ và chiếm rất ít tài nguyên hệ thống nhưng µTorrent lại có rất nhiều tính năng mạnh mẽ như các trình khách BitTorrent có kích thước lớn hơn, ví dụ trình khách Azureus, BitComet và BitTornado. Toàn bộ chương trình µTorrent khi chạy chỉ chiếm không quá 6 MB bộ nhớ hệ thống và µTorrent yêu cầu tốc độ CPU rất thấp, nó hoạt động được trên cả các máy tính thế hệ 486. Đối với người sử dụng các hệ điều hành Windows 95/98/ME, do µTorrent đã hỗ trợ sẵn Unicode nên người dùng không cần phải cài đặt thêm Microsoft Layer for Unicode.
Sau đây là một vài tính năng nổi bật của µTorrent:
• Hỗ trợ Unicode
• Hỗ trợ UPnP (Chỉ trên hệ điều hành Windows XP, các hệ điều hành cũ hơn như Windows 98, Windows 2000 không hỗ trợ)
o Hiện đang kiểm thử bản beta UPnP có thể hỗ trợ tất cả các hệ điều hành Windows
• Giao thức mã hóa BitTorrent mã hóa thông tin gửi đi chống làm nghẹt vận chuyển giao thức BitTorrent của ISP
• Trao đổi máy đồng đẳng (PEX)
• RSS ("broadcatching")
• Hỗ trợ "trackerless" BitTorrent, sử dụng DHT tương thích với trình khách Mainline và BitComet
• Giao diện web (hiện đang ở bản kiểm thử beta giới hạn người dùng )
• Hỗ trợ hoàn toàn máy chủ Proxy (hiện đang ở bản beta)
• Hỗ trợ theo dõi theo HTTPS (đang ở bản beta 458)
• Lập lịch tự động cấu hình băng thông
• Tùy biến thanh tìm kiếm và biểu tượng các nút lệnh.
• Hiện nay đã hỗ trợ 38 ngôn ngữ
• Siêu gieo hạt — tính năng giúp µTorrent chỉ tải lên một lần các mảnh của tệp (hiện tại hoạt động chưa chính xác, phiên bản beta sắp tới được hứa là sẽ sửa lỗi này )
• Tuỳ biến giao diện người dùng
1.Vào Options>Preferences>Connection
• Proxy Server:
+ Type: Loại Proxy (HTTP, HTTPS, SOCK4, SOCK5)
+ Prxoy: Nhập Proxy vào
+ Port: Cổng của Proxy
+ Authentication: Đánh dấu vào mục này nếu Proxy của bạn yêu cầu tên đăng nhập và mật khẩu
+ Use proxy server for peer-to-peer connections: Sử dụng Proxy cho các kết nối P2P
• Port used for incomming connections: là cổng mà µTorrent sẽ dùng để kết nối. Bạn hãy dùng các cổng có số lớn trên 10000 để tránh bị trùng cổng với các chương trình khác
• Enable UPnP port mapping: không chọn ô này, tôi sẽ nói đến cách forward cổng cho bạn ở sau
• Add µtorrent to Windows Firewall exceptions: không đánh dấu (Chỉ đánh dấu mục này nếu chương trình bị chặn bởi Firewall)
• Global Maximum upload rate (kb/s): Tốc độ upload cao nhất có thể. Bạn nên thiết lập bằng 80% tốc độ upload thực tế của bạn
• Global Maximum download rate (kb/s): Tốc độ download cao nhất có thể. Bạn nên thiết lập bằng 90% tốc độ download thực tế của bạn
Chú ý: Các thiết lập download và upload như
trên là để tránh tình trạng gây nghẽn mạnh cho máy của bạn (Không thể duyệt web, chơi game lúc download bằng torrent )
Cách kiểm tra tốc độ download, upload thực tế của bạn:
* Trước tiên bạn vào trang http://www.speedtest.net/
* Chọn Server gần nhất ở khu vực bạn đang sống
* Sau khi chọn Server nó sẽ tự động kiểm tra tốc độ cho bạn
* Xem kết quả (Chú ý ở đây là kb/s chứ chưa phải là kB/s)
* Lấy kết quả thu được (kb/s) chia cho 8 để ra kết quả là mới (kB/s)
* Lấy kết quả mới nhân với 80% = Tốc độ upload bạn nên điền vào mục Global Maximum upload rate
* Lấy kết quả mới nhân với 90% = Tốc độ download bạn nên điền vào mục Global Maximum download rate
2.Options>Preferences>BitTorrent
• Global Maximum Number of Connections: Mặc định
• Maximum Number of connected peers per torrent: Tốc độ upload * 1.3
• Number of upload slots per torrent: 1 + (Tốc độ upload / 6)
• Use additional upload slots if upload speed <90%: Đánh dấu
• Enable DHT Network: Đánh dấu
• Enable DHT for new torrents: Đánh dấu
• Enable Peer Exchange: Đánh dấu
• Ask Tracker for scrape information: Đánh dấu
3. Options >Preferences > General
> Language > chọn vietnamese( nếu muốn sử dụng tiếng Việt)
Ý nghĩa các thông số ở µTorrent.
• Thẻ General:
o Time Elapsed: Thời gian đã qua kể từ lúc bắt đầu download
o Remaining: Thời gian còn lại đến khi download xong
o Share Ratio: Tỉ lệ chia sẻ (upload/download)
o Downloaded: Dung lượng đã download
o Uploaded: Dung lượng đã upload
o Download speed: Tốc độ download
o Upload speed: Tốc độ upload
o Seeds: Số seed bạn đang kết nối
o Peers: Số peer bạn đang kết nối
o Tracker URL: Địa chỉ tracker
o Tracker Status: Trạng thái tracker (hoạt động, gặp lỗi, ...)
• Thẻ Peers:
o IP: IP của các peers
o Client: Chương trình BitTorrent mà các peers đang dùng
o %: File đó họ đã có bao nhiêu %
o Download Speed: Tốc độ mình đang download từ họ
o Upload Speed: Tốc độ mình đang upload cho họ
o Downloaded: Dung lượng đã download được từ peer đó
Thay đổi mức độ ưu tiên ở µTorrent.
Vào thẻ File bấm chuột phải vào file bạn muốn thay đổi chọn các mức: High Priority, Normal Priority, Low Priority tương ứng với các mức ưu tiên: Cao, Bình thường, Thấp.
Đến đây thì các bạn cơ bản đã tải được file mình cần nhưng tốc độ sẽ rất chậm (vài Kb/s). Để tải nhanh hơn, tốc độ có thể đến 100k/s? Hãy đọc kỹ những bài tiếp theo!
5. Những câu hỏi thường gặp:
Có cách nào tăng tốc độ down ko? Tôi down chậm quá mức.
Có một vài thủ thuật mà bạn có thể xem xét:
* Bình tĩnh! Và hãy chờ đợi! Đó là lời khuyên quan trọng nhất dành cho bạn. Đôi khi để kết nối một tracker chậm tốn rất nhiều thời gian. Lúc bắt đầu down 1 file bao giờ cũng chậm một cách khó tin bởi bạn chưa có phần nào của file để chia sẻ. Nhất là gần đây, các tracker thường bị overload và dẫn tới các lỗi timeout. Hãy nhớ: Để kệ trình BitTorrent và tốc độ sẽ được cải thiện ko sớm thì muộn.
* Nếu mạng của bạn dùng NAT, hãy đảm bảo rằng cổng của BitTorrent được forward tới máy chạy trình BitTorrent. Nếu ko làm việc này, bạn sẽ chỉ có kết nối ra mà ko có kết nối từ peer vào.
* Nếu dùng firewall phần mềm, bạn cần chắc rằng trình BitTorrent có đủ quyền để kết nối mạng.
* Hãy đảm bảo file torrent đó *còn sống*. Hãy kiểm tra trạng thái của file torrent, số peer và seed mà bạn đang kết nối. Cần có ít nhất vài người kết nối với nhau nếu bạn mong chờ một tốc độ ổn định. Càng nhiều peer, tốc độ càng nhanh - hãy nhớ điều đó.
* Đôi khi, hạn chế tốc độ up sẽ cải thiện tốc độ down. Với kết nối bất đối xứng như ADSL, điều đó càng đúng. Hãy chỉnh tốc độ up bằng khoảng 80% tốc độ tối đa. Thường thì bạn sẽ có tốc độ down nhanh hơn một chút trong trường hợp có ít peer.
* Hãy chắc rằng mạng máy tính của cho phép BitTorrent kết nối ra ngoài. Một vài mạng ở trường học, công sở được bảo vệ bằng firewall và mọi kết nối phải qua proxy server. Trong các trường hợp khác, chỉ vài cổng quen thuộc là có thể sử dụng được. Khó có thể kể hết các tình huống xảy ra, song nói chung nếu bạn thấy mình đang cố down một file *còn sống* mà số peer và seed lại là 0 thì... rõ ràng vấn đề nằm ở chỗ này.
BitTorrent thông báo tôi đang up file, nhưng thực tế là file nào cơ chứ?
Đừng lo lắng. Tại thời điểm bạn down một file torrent nào đấy, bạn cũng đang up chính file đó. Những phần của file mà bạn đã down được về đang được up lên cho các peer khác. Điều này hết sức bình thường, và đó chính là cách thức mà giao thức BitTorrent làm việc. Ở đây ko hề có khái niệm "thư mục để share" như các trình peer-to-peer khác. Nếu bạn muốn chia sẻ một file nào đó, bạn cần tạo một file .torrent và up nó lên server, sau đó trở thành seed cho file đó.
Điều gì xảy ra nếu đang down thì tôi bấm cancel? Có resume được ko?
BitTorrent hoàn toàn hỗ trợ việc stop và resume một file đang down. Nếu bạn bấm cancel khi đang down 1 file, file đó sẽ vẫn nằm trên ổ cứng của bạn. Để resume, bạn chỉ việc bấm vào link torrent đó một lần nữa. Khi được hỏi bạn save file ở đâu, hãy trỏ tới đúng vị trí lần trước. BitTorrent sẽ tự nhận thấy file đó đã tồn tại và nó sẽ kiểm tra xem file đó đã được down bao nhiều %, sau đó tiếp tục quá trình down.
Bạn cần chú ý chọn đúng vị trí lưu để việc resume hoạt động đúng như mong đợi. Với 1 file riêng lẻ, điều đó khá dễ dàng. Nhưng với một torrent chứa 1 thư mục với nhiều file, có thể bạn sẽ thấy bối rối. Trong trường hợp này, bạn cần chọn thư mục chứa thư mục BitTorrent.
Hãy thử xem ví dụ sau đây: Giả sử bạn down 1 torrent tên là UDS, và save nó vào thư mục Download. Cây thư mục sẽ có dạng \Download\UDS\file1, \Download\UDS\file2,... Điều cần nhớ khi bấm resume chính là: Bạn cần trỏ đến thư mục Download chứ KHÔNG PHẢI Download\UDS. Hãy chú ý điều đó.
Tại sao file tôi down về có dung lượng quá lớn trong khi tôi mới chỉ down có một phần nhỏ?
Khi BitTorrent hoạt động, nó xác định trước dung lượng cho cả file bự. Vì BitTorent down một cách ngẫu nhiên các mảnh của file thay vì down một file từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc như giao thức HTTP và FTP nên nó cần phải “giữ chỗ trước” cho dữ liệu cần down. Khi trình BitTorent chạy, bạn sẽ thấy điều này trên thanh progress bar – tượng trưng cho file.
6. Port forwarding là gì?
1. Port forwarding là gì?
Nếu máy tính của bạn kết nối với internet thông qua router hoặc có một trình firewall đang chạy, port forwarding là động tác mở một cổng trên router/firewall để các kết nối từ bên ngoài có thể thiết lập được với máy tính của bạn.
Có một vài điểm mà bạn cần nắm rõ trước khi bắt tay vào tìm hiểu về port forwarding. Để cho đơn giản và nhanh chóng, bạn hãy tạm chấp nhận những *tiên đề* sau (đúng trong hầu hết các trường hợp):
1. Mỗi thiết bị trên mạng internet đầu có ít nhất 1 địa chỉ IP. Địa chỉ IP là một con số được sử dụng để nhận diện một thiết bị.
2. Mỗi địa chỉ IP được chia ra làm nhiều cổng khác nhau. Khi một máy tính gửi dữ liệu đến một máy tính khác, dữ liệu sẽ đi từ một cổng thuộc địa chỉ IP này đến một cổng thuộc địa chỉ IP kia.
3. Trong một thời điểm bất kỳ, một cổng chỉ có thể được sử dụng bởi một chương trình.
Giờ, khi bạn đã nắm được những điểm trên, ta hãy cùng nói đến NAT. NAT là viết tắt của Network Address Translation. NAT nhận một địa chỉ IP và, về cơ bản, chia nó ra làm nhiều địa chỉ IP khác nhau.
Ở đây, địa chỉ IP ngoài (external IP address) được chia thành 2 địa chỉ IP nội bộ (internal IP address). Địa chỉ IP thứ 1 (IP Address1) là của gateway. Địa chỉ IP thứ 2 (IP Address2) là của máy tính thứ nhất. Cần chú ý rằng router có 2 địa chỉ IP - 1 địa chỉ IP ngoài và 1 địa chỉ IP nội bộ làm việc như một gateway đối với mỗi máy tính trong mạng.
Trong hình trên, những máy tính trong mạng nội bộ (internal network) chỉ *nhìn thấy* những địa chỉ IP nội bộ. Vì thế những máy tính này ko thể gửi dữ liệu trực tiếp tới một máy tính ngoài mạng mà ko thông qua gateway. Cần nhớ, gateway là địa chỉ IP nội bộ của router. Khi máy tính trong mạng muốn gửi dữ liệu ra ngoài, đầu tiên những dữ liệu đó sẽ được chuyển đến gateway, sau đó router sẽ đưa chúng ra ngoài thông qua địa chỉ IP ngoài. Điều này cũng tương tự như những gì xảy ra trên mạng internet. Một máy tính ngoài mạng sẽ ko thể *thấy* một máy tính trong mạng nội bộ. Chúng chỉ có thể *thấy* và gửi dữ liệu tới router thông qua địa chỉ IP ngoài. Sau đó, router mới quyết định xem nó phải làm gì mới những dữ liệu đó - và NAT đóng vai trò chính trong quá trình này. Thật may mắn là NAT được cấu hình sẵn để làm việc với vài chương trình. Tuy vậy, có những chương trình mà NAT ko được thiết kế để làm việc với, do đó chúng ta phải làm một bước gọi là port forwarding.
Port forwarding cũng khá đơn giản. Khi một máy tính trong mạng internet gửi dữ liệu tới router qua địa chỉ IP ngoài, router cần xác định xem nó sẽ làm gì với dữ liệu đó. Quá trình port forwarding sẽ chỉ ra cho router thấy: Cần gửi dữ liệu tới máy tính nào trong mạng LAN. Khi bạn cài đặt xong các rule cho port forwarding, router sẽ lấy dữ liệu dạng địa chỉ IP ngoài:số thứ tự cổng và gửi dữ liệu đó tới địa chỉ IP nội bộ:số thứ tự cổng. Các rule dành cho port forwarding được cài đặt theo cổng. Vì thế, rule cho cổng mang số 53 sẽ chỉ làm việc cho cổng mang số 53.
Xin nhắc lại: Tại 1 thời điểm, một cổng chỉ có thể được sử dụng bởi một chương trình! Dùng cùng 1 cổng trên 2 máy tính trong mạng nội bộ vào cùng một thời điểm có thể dẫn tới xung đột giữa các rule và làm rối loạn việc truyền dữ liệu. Hầu hết các router đều bắt bạn chỉ ra chính xác địa chỉ IP nội bộ cần forward đến cũng vì lý do này. Còn với những router ko bắt bạn làm việc này, hãy cẩn thận! Rule cho port forwarding chỉ làm việc với một máy tính trong một thời điểm!
2. Tại sao cần phải forward port?
Dữ liệu được truyền tải thông qua một cổng khi bạn đang download. Nếu cổng đó chưa được mở, bạn chỉ có thể kết nối được với những người khác trong swarm (cổng của họ đã mở). Nếu cổng của bạn đã mở rồi, những người khác có thể kết nối với bạn (những người này có thể đã mở hoặc chưa mở cổng). Như vậy, việc mở cổng làm tăng số lượng người kết nối được với bạn và do đó sẽ tăng tốc độ download.
- Để biết cách forward port theo từng loại router, các bạn vào đây
Click vào đúng loại router mình đang xài, một trang mới mở ra, các bạn click "Default Guide" trong dòng này để xem cách forward port cho router của mình
edit by AIO (thank to de_so, shrek, identical (updatevn)!)