Chủ đề đã khoá
Trang 5 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3 4 5 6 CuốiCuối
Kết quả 41 tới 50 của 57
  1. #41
    Thành viên mới hoanmy_telecom's Avatar
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    11
    Cám ơn !!!
    0
    Thanked 15 Times in 2 Posts

    Mặc định

    cai nay tui ung ho ong suppoter gi doa.chi kia bit gi ve oscillocope ma noi. gian wa, toan ghi trong sach ra, cui bap.noi that tinh la vay do

  2. #42
    Thành viên mới anhdung's Avatar
    Ngày tham gia
    Oct 2007
    Bài viết
    21
    Cám ơn !!!
    7
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Mặc định

    Trích Được post bởi hoanmy_telecom Xem bài viết
    cai nay tui ung ho ong suppoter gi doa.chi kia bit gi ve oscillocope ma noi. gian wa, toan ghi trong sach ra, cui bap.noi that tinh la vay do
    ngay cả tiếng việt cũng chưa biết viết thì biết gì mà nói! chắc cu nay mới tốt nghiệp mẫu giáo!
    tôi đã đến nhà MOD nga cun nhìn MOD sửa mới biết! không tin thì MOD nga cun up hình lên cho anh em biết liền!
    Last edited by anhdung; 17-01-2008 at 11:45.

  3. #43
    Thành viên mới hoanmy_telecom's Avatar
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    11
    Cám ơn !!!
    0
    Thanked 15 Times in 2 Posts

    Mặc định

    kệ tao

  4. #44
    Thành viên mới vua_phá_máy's Avatar
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    47
    Cám ơn !!!
    6
    Thanked 7 Times in 6 Posts

    Mặc định

    chán wa ah.có mổi một chuyện cỏn con mà cứ làm tùng fhensh lên là sao hả mấy huynh,

  5. #45
    Thành viên chính thức cuong$'s Avatar
    Ngày tham gia
    May 2008
    Bài viết
    76
    Cám ơn !!!
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Mặc định

    rẻ là bao nhiêu hả tỷ tỷ

  6. #46
    Thành viên tích cực Logo's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Bài viết
    541
    Cám ơn !!!
    127
    Thanked 166 Times in 91 Posts

    Mặc định

    Các bác có đủ kiên nhẫn để đọc tài liệu về chú oc....không:em st đc sent cho các bác nghiên cứu đây..

    "Các thiết bị đo lường hiện nay đã là một công cụ đắc lực trong hoạt động của các chuyên gia trong kỹ thuật địên tử . Thời kỳ các nhà kỹ thuật làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm đã dần lui vào dĩ vãng . Phương pháp làm việc theo PAN bệnh xem ra ít hiệu quả
    Nhưng qua một số trung tâm kỹ thuật tôi không cảm thấy xót xa khi một số thiết bị ( có loại khá đắt tiền ) được kê lên nóc tủ hay được để vào chỗ không ai động đến . Hình như họ bảo quản cho tốt ? Nhưng không qua thăm hỏi thì đại đa số tôi nhận được câu trả lời là "chẳng được việc gì " hoặc " Mất thời gian" hoặc " không dùng được " Trời ơi Của một đống tiền , nếu đem số đầu tư đó cho các bạn SV học tập thì không biết bao nhiêu mà tính
    Nhưng sự thật thế nào . Nhiều người không biết hết tính năng chiếc máy đo của mình . Chỉ biết rằng xịn , đắt tiền là tốt . Nhưng họ lại quên rằng khi mua thì phải xem nó mang lại lợi ích gì , phù hợp với công việc của mình hay không thì lại bỏ qua .

    Qua nhiều năm khai thác tôi có thể rút ra hai quan điểm sau khi mua một máy đo sóng cho mình
    1 . Sử dụng máy đo sóng với mục đích dò tìm , săn lùng tín hiệu, can chỉnh động
    2 . Sử dụng để tính toán phần tử . Hiệu chỉnh thông số

    Công việc thứ nhất thuộc về các người thợ bảo trì thiết bị , xưởng sản xuất ..
    Công việc thứ hai thuộc về các nhà thiết kế , thẩm định sản phẩm

    Việc săn lùng tín hiệu , can chỉnh động của các thợ ( làm việc trên thành phẩm ) thì dùng loại máy OSC tương tự xem ra hiệu quả rõ rệt . Một sự biến động bất thường , một sự đột biến giá trị được thể hiện trên thời gian thực . Kết quả thể hiện ngay lập tức . Nếu dùng loại máy DIGIT thì tính thời gian thực không còn . Bởi vì một tín hiệu đưa tới máy OSC digit được lấy mãu lưu lại và giải mã đưa ra hiển thị nên thời gian chậm hơn . Tóm lại ở máy OSC digit ta chỉ xem được hình ảnh chụp của sự biến động điện áp . Còn thời điểm xảy ra sự việc thì đã qua rồi
    Khi đọc kết quả bạn lại mất một việc là suy luận giữa lúc biến động và thời điểm

    Ngược lại các nhà thiết kế thì lại làm việc trên các bán sản phẩm ( sản phẩm chưa hoàn chỉnh , thử nghiệm ) thì tính hiện thời không quan trọng . Mà họ cần kểm nghiệm những sự việc vừa xảy ra thì máy OSC digit tỏ ra ưu việt hơn cả . Họ cần lưu các kết quả , so sánh , đánh giá , phân tích tổmg hợp vvvv

    Còn vấn đề giải băng thông của máy ( kả năng đo tần số cao )
    Với máy OSC digit thì giải băng thông chỉ là vấn đề nhu cầu thực tiễn và khả năng kinh tế của người sử dụng
    Nhưng với loại máy Analog thì có một số đặc điểm sau :
    Máy OSC analog có dải thông càng cao thì có cao áp và công suất tiêu thụ càng lớn . một số thông số tôi thu nhập được như sau:
    Máy 10Mhz Hv2kv P 30w
    20Mhz Hv 2>4Kv P 40w
    40Mhz Hv 7kv8kv P60w
    60Mhz Hv 8>12kv P70>80w
    80Mhz Hv 14>15kv P90>110w
    Khi máy OSC có cao áp lơn thì việc bảo quản khó hơn . Nó dễ đánh lửa và hỏng bộ cao áp . Còn công suất của hệ thống lái ngang dọc càng lớn thì càng dễ bị hỏng các linh kiện .
    Tốc độ quét ngang cũng là một thông số quan trọng . Tại núm Time Bass , đơn vị chia nhỏ nhất là bao nhiêu 1uS/div hay 0.1uS/div . Nếu có thang 0.1uS/div thì tần số quét ngang chỉ là 1 Mhz mặc dù máy có dải thông 60Mhz
    Kiểu quét 2 tia cũng có hai loại :
    Các OSC chỉ có 1 tia nhưng dùng chuyển mạch nên tạo ảo giác ở mát người có hai tia sóng
    Loại chuyển mạch đồng thời . Là hai tia cùng chạy song song . Loai này chạy được hai tia ở tần số thấp và cao
    Loại chuyển mạch luân phiên . Là OSC quét tia trên rồi quét tia dưới . Loại này chỉ chạy được 2 tia khi ở tần số cao . Nên bất tiện khi so sánh hai giá trị cùng biến đổi chậm

    Một vấn đề nữa hết sức quan trọng là các chi tiết cơ khí . Nhiều loại OSC mới có các núm chuyển thang bằng nhựa nên dễ gãy như loại PRINTECK ps20/ps40

    Chúng ta biết linh kiện trái tim của chiếc máy đo là chiếc bóng đèn hình . Đèn hình của máy hiện sóng bản chất là một ống tia âm cực . Các điện tử khi catot được nung nóng sẽ được hội tụ thành chùm nhọn và hướng về phía màn hình . Trên đường đi , dòng điện tử còn chịu ảnh hưởng bởi lực hut điện trường của các phiến lái tia nên thay đổi hướng . Từ đó người ta dùng một hệ phiến lái tia nên có thể vẽ lên màn hình các hình tuỳ ý với một tốc độ rất nhanh . Vì các hạt điện tử chuyển động trong ống đèn hình rất nhẹ mà .
    Tuy vậy đèn hình OSC không phải không có vấn đề .
    Thứ nhất là các tia điện tử trong ống khá cứng đầu , không dễ dàng sai bảo chúng đi lệch hướng . Những thế hệ đèn hình đầu tiên , muốn cho chúng dịch chuyển được 1 mm trên màn hình chúng đòi hỏi phải có những 2>3V . Con số này tưởng là nhỏ . Nhưng để quét được hết một màn hình 10cm thì cần tới 200 >300V cung cấp cho các phiến lái tia . Một bộ KĐ chạy điện áp cao như vậy rất khó thực hiện .
    Các thế hệ OSC về sau đã có những cải tiến . Trong vùng các phiến lái tia và màn phát quang người ta bố trí một điện cực hình xoắn ốc và cấp một điện áp + khá lớn . Điều này tăng được độ nhạy của các phiến lái tia lên đến hàng chục lần . Nên để cho tia điện tử di chuyển hết một màn hình 10cm người ta chỉ cần cung cấp cho các phiến lái độ 30>60V . Việc giảm điện áp các phién lái tia khiến cho người ta có thể thiết kế được các mạch KĐ có chất lượng cao hơn tới hàng chục Mhz .
    Một vấn thứ hai nữa là vân tốc các hạt điẹn tử trong ống đèn OSC không phải là lớn lắm . Nếu ống đèn được cấp một điện áp 2kv thì tốc độ của các hạt điện tử trong ống chỉ vào khoảng 8km/sec . Điều này cũng hạn chế khả năng thể hiện của tia điện tử lên màn hình . Các ống đèn OSC đời mới được cấp một cao áp rất lớn để tăng tốc cho các hạt điện tử trong ống .
    Thứ ba chúng ta nghĩ , điều khiển các phiến lái tia có gì phức tạp. Nó có tốn công suất đâu ? Chẳng có dòng điện nào cả .
    Nhưng không . Để có tác dụng lái tia tốt , các phiến lái tia phải có chiều dài và khoảng cách thích hợp . Điều này làm cho giữa các phiến lái có một điện dung . Điện dung này rất nhỏ ( độ vài pF ) nhưng ở tần số cao hàng chục Mhz thì nó bắt đầu thể hiện khả năng của mình . Nên các mạch KĐ dải thông lớn cần có công suất cũng kha khá . Để điều khiển hai bộ lái tia chẳng ăn dòng chút nào người ta đã phải huy động tới 40>80w, tương đương với một cái Ampli nghe nhạc còn gì .
    Vì cao áp của ống đèn hình ảnh hưởng tới độ nhay lái tia nên nó có hệ thống theo dõi điều chỉnh chính xác . Nhằm giữ ổn định chế độ của máy đo .
    Vì muốn điều chỉnh được dòng điện tử thì các phiến lái tia cần có điện áp + hơn rất nhiều so với Katot . Mà các phiến lái tia thì bắt buộc phải cấp nguồn từ 50 tới 200v nên người ta làm cho Katot , sợi đốt tim đèn hình, lưới G1 âm đi so với GND khoảng từ 300>2kv

    Để vẽ được những biến đổi của điện áp lên màn hình Máy hiện sóng thì không thể đưa trực tiếp điện áp cần khảo sát vào các phiến lái tia , mà cần có một bộ Khuyéch đại để có được biên độ thích hợp . Chỉ một số ít máy OSC có chức năng đưa tín hiệu khảo sát trực tiếp tới phiến lái tia .
    Với điện áp cần khảo sát nhỏ nhất của các máy OSC thường là 1mV tới 10mV và điện áp của phiến lái tia thường là 40v tới 200v . Nên tổng độ khuyéch đại dọc của OSC thường phải đạt tới hệ 1000 tới 40.000 . Độ KĐ của OSC cũng khá khiêm tốn .
    Song việc thiết kế một bộ KĐ dải rộng là khá khó khăn . Nguyên nhân chủ yếu là các Tranzito có một điện dung ký sinh giữa các cực C/B/E .
    Trong các mạch KĐ âm tần kinh điển , người ta không khó lắm tạo ra một bộ KĐ cớ 50- 100 lần chỉ bằng 1 tranzito . Lúc này trở tải tại cực C của tranzito sẽ có trị số lớn gấp 50>100 lần tổng trở cực E . Nhưng khi tới một tần số giới hạn nào đó , trị số của tụ ký sinh giứa cực C và B sẽ có một trị số dung kháng nhỏ hơn trị số trở tải cực C . Điều đó làm suy giảm trầm trọng độ KĐ . Các tranzito còn có một tính chất là có sức ì khá lớn . Tín hiệu ra bao giờ cũng bị trễ lại so với tín hiệu vào một thời khoảng .
    Để mở rộng được giải tần số , người ta phải giảm trị số điện trở tải tại cực C của tranzito . Điều này dấn đến các tranzito phải chịu một dòng tĩnh lớn hơn . Và người ta phải chấp nhận mỗi tầng KĐ Tranzito chỉ đạt từ 2 đến 5 lần là nhiều . Tổng công suất cho 1 bộ KĐ của máy OSC có dải thông 60Mhz lên tới 40w vì trở kháng của các tầng KĐ đều rất nhỏ để đảm bảo dải thông tần số cao .
    Công suất này là tổn hao nội bộ linh kiện chứ không giống như bộ KĐ amply đưa tối đa công suất ra ngoài
    Chúng ta không khó khăn lắm khi làm một bộ KĐ bằng 1 với dải thông 5>8Mhz để phối hợp trở kháng từ đầu Video sang nhiều đường TV . Nhưng nếu yêu cầu và tín hiệu VIDEO ( 5>8Mhz) có biên độ lớn gấp 2 lần thì khá khó khăn nếu không nắm vững kỹ thuật . Tuy không mạch này không phải là phức tạp ( chỉ 2Tranzito )
    Bộ KĐ của OSC thường là loại KĐ song song để bù trừ đi các sai số do mạch và ngoại cảnh gây ra ( nhiệt độ , điện nguồn .....) Chế độ của các tranzito được kiểm soát chặt chẽ và hiệu chỉnh chính xác về dải thông tần , độ KĐ......
    Vì máy OSC phải khảo sát cả các điện áp DC nên các tầng KĐ đều nối trực tiếp với nhau . Các tranzito đấu hỗn hợp với số lượng khoảng 20 tới 30 chiếc để tạo nên một hệ số KĐ hàng nghìn lần với dải thông từ DC tới hàng chục Mhz .
    Một phần tử quan trọng trong bộ KĐ dọc của OSC là dây trễ . Dây trễ là một phần tử LC có tác dụng làm chậm lại tín hiệu cần khảo sát . Vì các tranzito có tính chất trễ nên tín hiệu đầu ra có thể bị trễ và đồng pha với tín hiệu vào . Lúc này bộ KĐ có thể bị tự dao động . Dây trễ có tác dụng loại trừ khả năng này và còn một tính năng nữa tôi trình bày sau trong phần sử dụng OSC . Ở một số máy OSC trị số trễ còn điều chỉnh được bằng một núm phía trước do người điều hành tự đặt
    Vì lý do kỹ thuật và kinh tế nên người ta thường chỉ chế tạo các máy OSC loại Analog có dải thông cỡ 60 tới 80 Mhz là khá hoàn hảo rồi . Hơn nữa khi thiết kế bộ KĐ tần số quá cao thì các tín hiệu có thể không kiểm soát được và bức xạ dạng năng lượng sóng . Nếu áp dụng kỹ thuật cao tần vào bộ KĐ thì khi làm việc khảo sát với tần số thấp lại không hiệu quả . Để khảo sát các loại tín hiệu có tần số lớn hơn trong loại OSC Analog người ta có một giải pháp khác mà bài sau tôi sẽ đề cập .
    Để thay đổi được độ KĐ để phù hợp với tín hiệu cần khảo sát người ta dùng một bộ chia tỷ lệ ( gần giống với thang đo đồng hồ vạn năng ) tai đầu tín hiệu vào kết hợp với hệ thống thay đổi độ KĐ của bộ KĐ dọc , tạo nên các thang đo cho người sử dụng thuận tiện nhất . Các bộ chia tỷ lệ thường thay đổi tỷ lệ chãn ( 1/10 1/100...) , các bộ chia độ KĐ chia tỷ lệ lẻ ( 1/2 1/3 1/5....)
    Đầu vào bộ KĐ bao giờ cũng là mọt Tranzito trường với trở kháng đầu vào lên đến hàng Mhz nhăm hạn chế sự suy giảm tín hiệu cần khảo sát khi đo
    Bộ KĐ của OSC là một sản phẩm hết sức đặc biệt , không giống như bộ KĐ của Amply, hay bộ KĐ Video dân dụng . Bản thân tôi đã tiếp xúc nhiều có khả năng thiết kế ra một bộ KĐ amply , nhưng mỗi lần làm việc với bộ KĐ máy OSC là một thử thách lớn . Nếu bạn tháo máy OSC và điều chỉnh thử vào các trimơ của bộ KĐ thì thực sự bạn đã trở thành kẻ phá hoại hoàn hảo .
    Vì bộ KĐ của OSC được nối trục tiếp giữa các tầng nên chỉ cần một bộ phận nhỏ hư hỏng thì đều ảnh hưởng đến toàn bộ mạch . Xử lý bộ KĐ máy OSC thì mỏ hàn không có giá trị gì cả . Đo đạc khảo sát tính toán 1000 công thì mới có 1 công tháo lắp linh kiện . Nếu bạn cho rằng mình sửa Ampli thành thạo mà sẵn sàng bước vào cuộc chiến với một bộ KĐ dọc của OSC thì tôi nghĩ rằng bạn nên từ từ đi kiếm một cái sơ đồ của nó cái đã , rồi uống trà và suy nghĩ xem có nên bước vào cuộc chiến mà phần thắng quá ít này không .

    Một vấn đề không kém phần quan trọng đó là que đo ( Probe ) . Que đo của OSC là thành phần dẫn tín hiệu cần khảo sát tới máy OSC . Que đo phải có một trở kháng rất lớn và chống nhiễu tốt nhằm không làm suy giảm tín hiệu cần khảo sát vốn đã quá yếu ớt . Để làm được điều này lõi dây của que đo có đường kính hết sức nhỏ nhằm giảm điện dung của bề mặt dây dẫn với vỏ chống nhiễu . Hơn nữa nó được cấu tạo bằng hợn kim nên có độ bền hết sức cao để chịu được các cử động khi người vận hành thao tác .
    Đầu vào que đo có một bộ chia tỷ lệ 1/10 bằng một điện trở 1Mom . Đầu tiếp xúc với náy OSC của que đo có một tụ vi chỉnh nhằm hiệu chỉnh lại tỷ lệ dung kháng của dây dẫn , đảm bảo đầu vào của máy OSC có dải thông tần số đều đặn trong toàn dải đo .
    Que đo có nhiều loại 10Mhz 20Mhz 60Mhz ....nhưng trị số trở kháng tiêu chuẩn là 1Mom/33picoFara .
    Chuyện đáng buồn là , Có một cậu học việc khi đo OSC không được ( do để sai chế độ ) thấy que đo " bị đứt " nên cắt luôn ra làm 3 đoạn sau đó báo cáo lại xếp là que đo " không có lõi dây "?????????????????????

    Để xem được các biến động điện áp với thời gian trong khoảng một phần triệu của tích tác đồng hồ xem ra đã là một kỳ tích của 5những thập kỷ trước . Nhưng không dừng ở đó , Nền kỹ thuật đòi hỏi phải xem được hai hay nhiều hơn các dạng biến đổi của điện áp đồng thời . Thế là máy hiện sóng hai tia quét đã ra đời .
    Ngày ban đầu người ta làm ra một cái ống đèn với hai hệ thống Katot và hai hệ thống quét dọc trong một vỏ . Nhưng chúng lại quét chung lên một màn hiển thị . Thế là người ta sử dụng hai bộ KĐ dọc , hai hệ điều chỉnh độ sáng , hội tụ ......cả hai tia quét này đều được dùng chung một hệ thống phiến lái ngang . Đó chính là một cái OSC hai tia hoàn chỉnh .
    Nhưng việc chế tạo một chiếc máy OSC như vậy xem ra quá tốn kém . Người ta nghĩ ra một giải pháp khác đớ tốn kém hơn . Đó là vẫn sử dụng loại ống đèn có một Katót và một hệ thống KĐ dọc thôi . Vậy người ta làm thế nào ?
    Có hai phương pháp để máy OSC thể hiện hai kênh tín hiệu trên một màn hình
    Phương pháp thứ nhất Khi tia điện tủ trong ống màn hình di chuyển từ bên trái sang bên phải màn hình , ngươì ta dùng một bộ chuyển mạch điện tử có tốc độ rất nhanh . Chuyển mạch này sẽ đóng lần lượt từ kênh A sang kênh B với tần số lặp lại khoảng 500khz . Thế là trên màn hình xuất hiện hai tín hiệu chạy song song , mà mỗi tín hiệu được máy OSC thể hiện một đoạn nhỏ . Vì là tần số của bộ chuyển mạch khá cao nên mắt người không phân biết được .
    Nhưng nếu người vận hành sử dụng tần số quét ngang đến tầm hàng trăm Khz thì sao ? Lúc này tốc đọ chuyển mạch của bộ KĐ dọc không còn nhiều hơn tốc độ quét ngang nữa . Thế là tín hiệu cần khảo sát sẽ mất đi tính trung thực . Người ta lại nghĩ ra cách khác .
    Phương pháp thứ hai Cũng như phương pháp một người ta sử dụng một bộ chuyển mạch luân phiên giữa kênh A và kênh B Nhưng với một tần số đúng bằng 1/2 tần số bộ quét ngang .
    Khi tia điện tử đi hết màn hình bộ chuyển mạch sẽ chuyển mạch KĐ dọc từ kênh A sang kênh B và ngược lại . Như vậy máy OSC sẽ quét từng kênh một . Nhưng với tần số quét ngang lớn mắt người không còn phân biệt được nữa và có ảo giác như hai tín hiệu đồng thời xảy ra .

    Các loại máy OSC hiện đại thường có công tắc đặt chế độ 1 Kênh hay 2 kênh , Kênh A hay kênh B .....thực chất là đặt chế độ cho bộ chuyển mạch bộ KĐ dọc
    Trong chế độ 2 kênh thì cũng có hai kiểu thể hiện : Thể hiện đồng thời , thể hiện liên tục
    Nhưng nhiều loại OSC hiện nay chỉ có hệ chuyển mạch luân phiên thôi ( Priteck LG20mhz.....) Điều này khá khó chịu khi ta khảo sát hai tín hiệu biến đổi chậm .

    Như vậy thực chất nó vẫn là máy OSC một tia thôi có phải không

    Qua hai các bài viết trên các bạn có thể hình dung chiếc Osciloscope gồm một ống tia điện tử và hai bộ KĐ ngang dọc
    Để vẽ lên được những dao động điện lên màn hình người ta cần sử dụng đến một bộ dao động răng cưa .
    Bản chất của chúng là một điện áp tăng dần đến một giá trị nhất định thì lập tức trở về mức đầu tiên xuất phát và lập lại một chu trình mới
    Về cơ bản thì điện áp răng cưa trong tất cả các Oscilo đều sử dụng nguyên tắc nạp một dòng điện cố định lên một chiếc tụ . sau đó để cho điện áp trở về ban đầu , người ta cho dòng điện trên tụ đó phóng qua một chiếc tranzito
    Để tạo nên một dòng điện ổn định thì người ta thường dùng tranzito hoặc IC thuật toán để theo dõi và điều chỉnh dòng điện này
    Nếu mạch này hỏng thì tín hiệu dao động không còn tuyến tính nữa . Tốc độ di chuyển của vệt sáng trên màn hình không còn đều . Tia sáng chạy nhanh bên trái và chạy chậm bên phải . Hình ảnh dạng sóng trên màn hình mà ta thu được sẽ bị co bên phải
    Tốc độ quét của tia điện tử được xác định bằng trị số RC trên mạch dao động . Nguời ta thay đổi các thang bằng cách thay đổi trị số các tụ điện . Còn tần số thay đổi liên tục bằng cách thay đổi trị số các chiết áp
    Tuy vậy mạch dao động răng cưa cũng có giới hạn của nó . Khi chúng ta cho mạch chay với tần số rất cao thì trị số của tụ dao động sẽ rất nhỏ . Lúc này điện dung ký sinh giữa các mạch điện xuất hiện nên dạng điện áp quét không còn như mong muốn . Nó dần trở thành dạng hình sin
    Các máy Oscilo hiện đại Analog hiện nay ( 20mhz 40mhz 60mhz... ) thì hệ thống quét ngang cũng chỉ tầm khoảng 1Mhz và được biểu hiện bằng các thang đo 0.1uS 0.05uS 0.01uS
    Ở nhiều máy Oscilo , mạch dao động ngang chỉ giới hạn ở 1Mhz nhưng các thang đo cao hơn người ta chỉ KĐ tín hiệu lên 10 hay 20 lần . Mach dao động ngang hoạt động với một tần số thấp hơn rất nhiều so với tần số mạch KĐ dọc có thể làm việc

    Một thành phần hết sức quan trọng trong bộ quét ngang là hệ thống đồng bộ . Hệ thống đồng bộ có tác dụng điều khiển dao động hoạt động đồng bộ với tín hiệu cần khảo sát , với tần số bằng hoặc bằng 1/n tần số tín hiệu khảo sát . Vì vậy mạch đồng bộ giao diện giữa mạch KĐ dọc và mạch quét ngang với một tên gọi chung là Triger

    Mạch Triger trong các Oscilo đời cũ chỉ có tác dụng như mạch đồng bộ của TV . Nhưng nó chỉ hiệu quả khi khảo sát các tín hiệu có chu kỳ đều ( dao động có chu kỳ lặp lại đều ) . Đối với các tín hiệu khảo sát có tính bất thường về chu kỳ thì nó rất khó hoạt động .
    Các máy Oscilo đời mới hiện nay , hệ thống Triger có chức năng Holoff . có nghĩa là khoá dao động . Khi đó mạch dao động răng cưa sẽ nghỉ sau mỗi chu kỳ dao động . Khi tín hiệu khảo sát đạt đến đúng điểm khởi động thì mạch dao động bắt đầu xuất phát cho một chu kỳ mới .
    Chế độ quét cũng có nhiều chế độ :
    Quet liên tục : Tín hiệu quét trở lại vị trí ban đầu và bắt đầu một chu kỳ mới
    Quét đợi ( chờ ) mạch dao động ngang nghỉ và chỉ hoạt động khi có tín hiệu cần khảo sát

    Các núm chức năng cơ bản trên mặt náy hiện sóng thuộc phần quét ngang thường là :
    Timebass 1s/div .......0.05uS/div Tốc độ di chuyển tia sáng chiều ngang
    Cal time tinh chỉnh tốc độ quét ngang liên tục
    [b]Triger lever mức khởi động mạch quét ngang
    Holoff Thời gian nghỉ của chu kỳ dao động ngang
    Syn a-b-aux ac-dc .... Chọn đường tín hiệu đồng bộ

    Đại đa só các máy hiện sóng dù một hay hai tia đều có chức năng XY . Khi trở về chế độ XY thì mạch quét ngang vô tác dụng

    Mạch KĐ ngang sẽ lấy tín hiệu quét hay tín hiệu cần khảo sát từ bên ngoài đưa vào và thể hiện giá trị theo chiều ngang màn hình
    Mạch dao động ngang còn có một đường tín hiệu điều khiển độ sáng của màn hình . Tia điện tử trong ống đèn di chuyển từ bên trái xang phải sau đó bị tắt đi và di chuyển từ phải sang trái để bắt đầu một chu kỳ mới .


    Để mua được cho mình cái Osciloscope để làm Bảo bối cho mình nhiều lúc không phải đối với ai cũng đơn giản . Nhưng việc sử dụng nó thành thạo và khai thác hết chức năng để đem lại hiệu quả trong công việc còn khó khăn hơn
    Điều đầu tiên khi bạn sở hữu một chiếc máy thì cần phải xem xét thật kỹ công việc của mình . Mình sẽ giải quyết vấn đề gì khi mua một chiếc máy Oscilo . Việc bạn mua một chiếc máy Oscilo không nhất thiết căn cứ vào dải thông tần của nó , mà chủ yếu là đáp ứng công việc thực tiễn của mình
    Có những người cần mua máy có dải thông tần hàng Ghz nhưng lại có người muốn mua loại máy chạy thật chậm , với chu kỳ quét dài đến 24 giờ ( một ngày )
    Bạn nên chú ý một số điểm sau khi vận hành một oscilo :
    - Không vặn cho độ sáng của tia quét lên quá cao khi không cần thiết . Độ chói của màn hình luôn ở mức thấp nhất có thể . Điều đó ảnh hưởng tới dòng cao áp và có thể làm màn hình của bạn bị cháy thành vết ngang
    - Không vặn thang Timebass từ mức tốc độ cao xuống thang tốc độ thấp một cách đột ngột . Điều đó dễ gây hỏng mạch dao động quét ngang hoặc mạch triger
    - Các nút vặn gain luôn phải chỉ đúng vạch cal . Như vậy trị số trên ô chia mới đúng trên thang chia
    - Chống ẩm , bụi cho máy tốt
    - Bảo quản tốt các que đo ( probe )

    Như các bài viết trước các bạn thấy . Muốn điều khiển một tia điện tử trong ống đèn dịch chuyển được tầm 5>10cm để vẽ lên dạng dao động của điện áp thì người ta cần một điện áp khoảng từ 50 tới 200v .
    Một mạch điện KĐ điện áp biên độ lớn như vậy sẽ rất khó khăn khi hoạt động với tần số cao hàng chục Mhz trở lên . Để giải quyết sự tổn hao , ký sinh , bức xạ sóng .... trên mach điện đòi hỏi người ta rất tốn kém trong quá trình thiết kế , chế tạo

    Một trong những giải pháp để chiếc máy Oscilo hiển thị được các dao động điện áp ( dạng lặp lại chu kỳ ) là họ dùng nguyên tắc lấy mẫu . Nguyên tắc đó được thực hiện bằng cách lấy mẫu từng thời điểm của chu kỳ tín hiệu dao động và lưu lại thành dạng tín hiệu tương tự nhưng với chu kỳ chậm hơn hàng ngàn lần .
    Như vậy người ta sẽ KĐ , xử lý đồng bộ ... dễ dàng hơn với các mạch điện của Oscilo thông thường

    Các loại máy như vậy khi chạy ở thang đo hàng trăm Mhz hay hàng Ghz nhưng chỉ quét và hiển thị trên đèn hình một dạng sóng tương tự như dạng tín hiệu đầu vào với tốc độ tầm 1Mhz thông thường

    Nguyên tắc đó trở thành ưu việt do sự phát triển của linh kiện điện tử chính xác . Chúng được các hãng SX oscilo Digital tận dụng triệt để . Các máy Oscilo dạng phối ghép PC dễ dàng đạt dải thông tần số tới hàng trăm Mhz nhưng lại truyền trên đường LPT của PC . Mà các bạn biết tốc độ truyền dữ liệu của cổng LPT rồi đó

  7. ( Logo ) đã được 2 thành viên cám ơn vì bài viết hữu ích!

    huyhoangnokia (11-06-2010), lybinh (01-07-2008)

  8. #47
    V.I.P THÔNG THÁI_GSM™'s Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Địa điểm
    đồng tháp lạc đến An giang
    Tuổi
    38
    Bài viết
    1,048
    Cám ơn !!!
    248
    Thanked 324 Times in 195 Posts

    Mặc định

    oặc oặc.mỏi mắt wa,cái này dùng để cho mấy phi hành gia tham khảo !!!!
    CỬA HÀNG ĐTDĐ THÔNG THÁI
    65 Quốc Lộ 80,Ấp Vĩnh Bình A,Xã Vĩnh Thạnh,Lấp Vò,Đồng Tháp

  9. #48
    Thành viên mới M2C2ME's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    2
    Cám ơn !!!
    2
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Mặc định

    tôi thấy mua cái đó cũng tiện lợi lém đó

  10. #49
    Thành viên mới lybinh's Avatar
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    3
    Cám ơn !!!
    2
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Mặc định

    bác Logo có thể cho mình biét bác lấy bài này ỏ đâu ko a.

  11. #50
    Thành viên chính thức Lephuocquang_QB's Avatar
    Ngày tham gia
    Oct 2007
    Bài viết
    130
    Cám ơn !!!
    15
    Thanked 76 Times in 32 Posts
    vui long dziet bang tien viet co dau va dziet dung trin tả do nghen

Chủ đề đã khoá

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đang xem bài này . Bao gồm : 0 thành viên và 1 khách

     

Similar Threads

  1. HN có ai sửa được 7610 mất sóng không?
    By Bước Trong Mưa Buồn in forum BB5
    Trả lời: 11
    Bài viết cuối: 28-06-2013, 20:19
  2. sóng 7610
    By lequangba in forum DCT4 - WD2
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 28-01-2008, 20:52

Quyền viết bài

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của bạn
Lên đầu trang
thiet bi sua chua slim sim, heicard, sim ghep Firmware android giải pháp nhà thông minh